NotesWhat is notes.io?

Notes brand slogan

Notes - notes.io

Công ty luật là gì Phân biệt văn phòng luật sư và công ty luật
Công ty luật là gì? Phân biệt văn phòng luật sư và công ty luật
Nội dung chính của bài viết
1. Công ty luật là gì? Văn phòng luật sư là gì?
2. Dịch vụ pháp lý của luật sư
3. Nguyên tắc hành nghề luật sư
4. Các hành vi bị nghiêm cấm
5. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
6. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty luật là gì? Phân biệt văn phòng luật sư và công ty luật?
Công ty luật là gì? Phân biệt văn phòng luật sư và công ty luật?
Công ty luật là gì? Văn phòng luật sư là gì? Phân biệt loại hình văn phòng luật sư và công ty luật. Nên lựa chọn một công ty luật hay một văn phòng luật để thực hiện các dịch vụ pháp lý? Ưu điểm và nhược điểm của văn phòng, công ty luật.

Hiện nay việc các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên rất nhiều người phân vân không biết nên lựa chọn văn phòng luật hay công ty luật. Liệu lựa chọn nào văn phòng luật thì có tốt hơn công ty luật hay không? Thực tế, cả văn phòng luật và công ty luật đều là tổ chức hành nghề luật sư, đều có quyền thực hiện dịch vụ pháp lý cho mọi người, còn việc để được phục vụ pháp lý một cách hiệu quả thì sẽ phụ thuộc vào đội ngũ luật sư, kinh nghiệm, kỹ năng của luật sư của văn phòng luật và công ty luật.

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012.

Luật doanh nghiệp năm 2014

1. Công ty luật là gì? Văn phòng luật sư là gì?
– Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

– Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

2. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

3. Nguyên tắc hành nghề luật sư
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:

– Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

– Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

– Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

– Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

– Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

– Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

– Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

– Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

– Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.”

5. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
– Thực hiện dịch vụ pháp lý.

– Nhận thù lao từ khách hàng.

– Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.

– Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

– Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.

– Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.

– Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
– Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

– Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.

– Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.

– Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.

– Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.

– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

– Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

– Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật luật sư 2012 về hình thức tổ chức hành nghề luật sư thì:

1.“Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

a) Văn phòng luật sư;

b) Công ty luật”.

2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:

a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;

b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.”

Như vậy văn phòng luật sư và công ty luật đều là hình thức tổ chức hành nghề luật sư và có các quyền như nhau được quy định tại Điều 39 như: “Thực hiện dịch vụ pháp lý, nhận thù lao từ khách hàng ,thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư,hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài,các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Tuy nhiên giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Về cơ cấu tổ chức:

Tại Điều https://www.bienphong.com.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-hotline-0888889366-post452264.html , 34 Luật luật sư 2012 có quy định:

“Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân… Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư“, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động”.

“Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu”.

Quy định trên cho thấy văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân của. Công ty luật được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh.

Về đại diện theo pháp luật:

Đối với văn phòng luật, Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Còn đối với công ty luật, Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật.

Về tên gọi:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 33 và Khoản 5, Điều 34 Luật luật sư 2012 thì tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”. Trong khi đó, tên của công ty luật phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.

Như vậy khách hàng có thể lựa chọn một công ty luật hay một văn phòng luật sư để thực hiện các dịch vụ pháp lý mà khách hàng cần vì không có sự phân biệt nào về quyền, chức năng hoạt động giữa hai loại hình này. Tuy nhiên trên thực tế các tổ chức hành nghề luật sư cũng thường lựa chọn lĩnh vực hoạt động riêng căn cứ vào thế mạnh của mình như có tổ chức chuyên về tư vấn, về đầu tư, doanh nghiệp, có tổ lại chuyên về tranh tụng (tham gia giải quyết các tranh chấp tại Tòa án)…Do đó, để thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề pháp lý của mình, khách hàng có nhu cầu nên tham khảo kĩ hoạt động của từng tổ chức để lựa chọn cho phù hợp với vụ việc của mình.
My Website: https://www.bienphong.com.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-hotline-0888889366-post452264.html
     
 
what is notes.io
 

Notes.io is a web-based application for taking notes. You can take your notes and share with others people. If you like taking long notes, notes.io is designed for you. To date, over 8,000,000,000 notes created and continuing...

With notes.io;

  • * You can take a note from anywhere and any device with internet connection.
  • * You can share the notes in social platforms (YouTube, Facebook, Twitter, instagram etc.).
  • * You can quickly share your contents without website, blog and e-mail.
  • * You don't need to create any Account to share a note. As you wish you can use quick, easy and best shortened notes with sms, websites, e-mail, or messaging services (WhatsApp, iMessage, Telegram, Signal).
  • * Notes.io has fabulous infrastructure design for a short link and allows you to share the note as an easy and understandable link.

Fast: Notes.io is built for speed and performance. You can take a notes quickly and browse your archive.

Easy: Notes.io doesn’t require installation. Just write and share note!

Short: Notes.io’s url just 8 character. You’ll get shorten link of your note when you want to share. (Ex: notes.io/q )

Free: Notes.io works for 12 years and has been free since the day it was started.


You immediately create your first note and start sharing with the ones you wish. If you want to contact us, you can use the following communication channels;


Email: [email protected]

Twitter: http://twitter.com/notesio

Instagram: http://instagram.com/notes.io

Facebook: http://facebook.com/notesio



Regards;
Notes.io Team

     
 
Shortened Note Link
 
 
Looding Image
 
     
 
Long File
 
 

For written notes was greater than 18KB Unable to shorten.

To be smaller than 18KB, please organize your notes, or sign in.