NotesWhat is notes.io?

Notes brand slogan

Notes - notes.io

+ Thường xuyên thực hiện phun thuốc diệt ruồi, muỗi để ngăn chặn nguồn mầm bệnh vào chuồng trại. Thu gom rác, phân, chất độn chuồng, nước mang thải; phun thuốc tiêu độc, tẩy uế chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng như: NaOH 2 %, Benkocid Han - Iodine 10 %... theo đúng qui định. + Chú trọng khâu chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn; hạn chế sự xâm nhiễm và lây lan dịch bệnh nên thực hiện chính sách “Cùng vào cùng ra”. + Bổ sung kháng sinh vào thức ăn để giảm tỷ lệ lợn khoẻ mang trùng. + Lợn con sau khi sinh cần được bú đầy đủ sữa đầu của mẹ để có đủ kháng thể bảo vệ chúng trong giai đoạn đầu - là giai đoạn dễ cảm nhiễm với bệnh nhất. + Loại bỏ những lợn mang trùng và có hướng điều trị kịp thời lợn mắc + Không được vận chuyển lợn từ vùng có dịch sang vùng khác. Đối với các vùng chăn nuôi tập trung và các trang trại, biện pháp tốt nhất là tự sản xuất lấy con giống. Khi nhập lợn về phải nuôi cách ly tại khu vực nuôi cách ly ít nhất bệnh. 15 ngày. Sau đó kiểm tra thấy lợn khoẻ mạnh bình thường và không có dấu hiệu i về bệnh thì mới tiến hành cho nhập đàn. gi + Khi có dịch xảy ra, phải cách ly những con bệnh ra khu vực nuôi cách ly để tránh lây lan. Theo dõi và điều trị kịp thời những con bị bệnh. Với những con không có khả năng chữa khỏi thì tiến hành loại thải. Trong quá trình theo dõi, phải cách ly tuyệt đối không được nhập đàn mới vào, thường xuyên phun thuốc tiêu độc, tẩy uế chuồng trại bằng các thuốc sát trùng nhằm nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh (Phạm Sỹ Lăng và cs 2012) [13]. Phòng bệnh bằng vắc xin Hiện nay, các loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh do Streptococcus suis gây ra cho lợn chủ yếu là các vắc xin chuồng và hiệu quả bảo hộ của các loại vắc xin này cũng chưa được xác định một cách rõ ràng. Có thể do một số nguyên nhân của hiện tượng kháng nguyên bị biến tính mất tính đặc hiệu do quá//trình xử lý bằng nhiệt hoặc formalin, do sự sản sinh kháng thể đối với các kháng nguyên mà không có liên quan đến độc lực của vi khuẩn và sự thiếu hụt các chủng Streptococcus suis hay serotype liên quan đến quá trình sinh bệnh học (Higgins và cs 2002) [26]. Các nhà khoa học cũng đã chế tạo thử nghiệm nhiều loại vắc xin khác nhau như vắc xin toàn khuẩn, vắc xin sống nhược độc, vắc xin tiểu phần (chế từ kháng nguyên giáp mô hoặc các protein thành tế bào). Tuy nhiên, miễn dịch bảo hộ ở chuột hoặc lợn thí nghiệm được tiêm các loại vắc xin này cũng rất thất thường và không ổn định. Trong một số trường hợp khẩn cấp, việc lựa chọn dùng vắc xin vẫn là phương thức tối ưu nhất để bảo vệ đàn lợn. Tại Trung Quốc, năm 1994 đã dùng vaccine đông khô chế từ chủng nhược độc của vi khuẩn Streptococcus suis chủng ST.171, tiêm cho lợn từ cai sữa đến trưởng thành và nái có chửa ở thời kỳ đầu. Khi sử dụng cho thêm nước muối sinh lý có bổ trợ keo phèn 20 % hoà thành huyễn dịch tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều 1ml/con. Sau khi tiêm 7 ngày đã sinh miễn dịch, miễn dịch cao nhất sau 14 ngày và thời gian miễn dịch kéo dài được 6 tháng. Sau đó vào năm 2005, tại Trung Quốc cũng đã kiểm soát được bệnh do Streptococcus suis gây ra ở lợn bằng vaccine vô hoạt chế từ các chủng Streptococcus suis serotype 2 (Lê Văn Tạo, 2005) [20]. * Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra - Nguyên nhân: Vi khuẩn P. multocida được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, P. multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây nên viêm phổi lợn. Bệnh viêm phổi lợn do P. multocida gây ra là kết quả của sự lây nhiễm vi khuẩn vào phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của viêm phổi cục bộ hay những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn. Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp của lợn, do vậy, thường rất khó bị tiêu diệt. Vi khuẩn P. multocida thường kết hợp với các tác nhân khác như vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae làm cho quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp//- Triệu chứng: Gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào từng chủng vi khuẩn gây bệnh, thường xuất hiện 3 thể: + Thể quá cấp tính: Ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy ở những lợn lớn. Họ ở những lợn ở lứa tuổi này thường được coi là biểu hiện để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thể này giống như viêm màng phổi do A. pleuropneumoniae gây ra nhưng những đặc điểm phân biệt chính là viêm phổi do P. multocida thì hiếm khi gây ra chết đột ngột, hơn nữa lợn mắc viêm phổi do P. multocida gây ra có thể tồn tại một thời gian dài. + Thể cấp tính: Thể này thông thường do hầu hết các chủng Pasteurella multocida thuộc serotype B gây ra. Những con vật mắc bệnh thường có biểu hiện khó thở, hóp bụng vào để thở, gõ vào bụng có âm đục “bịch, bịch”, sốt cao nhiệt độ lên tới 41 - 42°C, tỷ lệ chết cao (5 - 40 %). Ở những con vật chết và hấp hối có thể thấy những vết đổi màu tím ở vùng bụng có thể là do sốc nội độc tố. + Thể mãn tính: Đây là thể đặc trưng thường thấy của bệnh, bệnh tích chủ yếu ở phổi như: viêm phổi với các mức độ khác nhau từ sưng đến thủy thũng, nhục hóa hoặc gan hóa, nếu kế phát các loại cầu khuẩn có thể tạo thành các ổ viêm có mủ, ổ bã đậu. Mức độ viêm khác nhau có thể tiến triển của từng kỳ từng vùng hoặc ở cả trường phổi. Màng phổi, bao tim viêm dính vào lồng ngực (Lê Văn Tạo, 2007) [21]. - Bệnh tích: Pasteurella multocida gây ra bệnh tích chủ yếu ở phần xoang ngực và thường kèm với bệnh tích của M. hyopneumoniae. Đặc trưng của bệnh này xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, cùng với việc có bọt khí trong khí quản. Có sự phân ranh giới rõ rệt giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương và vùng tổ chức phổi bình thường. Phần bị ảnh hưởng của phổi sẽ có sự biến đổi màu sắc từ đỏ sang xám xanh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Các trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể xuất hiện viêm phế mạc và apxe ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp này thường thấy phế mạc dính//chặt vào thành xoang ngực và phế mạc có vùng mờ đục, khô. Đây là bệnh tích chủ yếu để phân biệt viêm phổi do Pasteurella với viêm phổi do Actinobacillus, trong đó thường thấy mủ chảy ra có màu vàng và dính cùng với rất nhiều sợi fibrin. Theo Trần Văn Bình (2008) [5], lợn mắc bệnh ở thể này có biểu hiện đang bình thường đột nhiên kêu rống lên rồi lăn ra chết, , sau khi chết xác lợn tím bầm, sùi bọt mép. Trường hợp này xảy ra khi mầm bệnh đã có sẵn ở cơ sở chăn nuôi. - Chẩn đoán: Việc chẩn đoán viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra chủ yếu dựa vào xét nghiệm vi khuẩn học. Thường có thể thấy được vi khuẩn trực tiếp lên đĩa thạch máu. - Điều trị: Theo Phan Thanh Phượng và cs (2006) [18], thì trong thực tế vi khuẩn P. multocida có nhiều biến chủng kháng lại các thuốc kháng sinh thông thường, nên muốn điều trị có hiệu quả cần phải tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh để chọn loại kháng sinh có hiệu quả. Đỗ Quốc Tuấn (2008) [25] cho biết: Các chủng P. multocida phân lập được ở lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam mẫn cảm cao với norfloxacin, lincomycin, neomycin và đã chọn hai kháng sinh là lincomycin và norfloxacin điều trị lợn mắc bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra, tỷ lệ lợn khỏi bệnh từ 84,37 % đến 91,48 %. - Phòng bệnh: + Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra ở lợn chủ yếu là tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cách ly khi bổ sung lợn mới vào đàn. Duy trì các biện pháp thú y chặt chẽ, có hệ thống hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng trại, có quần áo bảo hộ lao động cho công nhân chăn nuôi, có hệ thống “chuồng nuôi”. + “Chuồng nghỉ”, có kế hoạch diệt loài gặm nhấm, 77 khử trùng tiêu độc chuồng trại theo định kỳ bằng vôi bột, dung dịch NaOH 2 %, dung dịch foocmol 0,5 %, Han - Iodine 10 %. Khi có lợn mắc bệnh cần cách ly triệt để những con//ốm và điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu nhằm tiêu diệt vi khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh ngay trong cơ thể lợn mắc bệnh; chất thải của mắc bệnh phải được tiêu huỷ và tiêu độc, sát trùng chuồng trại. Không được bán chạy, vận chuyển lợn đang bị mắc bệnh đi nơi khác. Đồng thời, cần tập trung nghiên cứu về vi khuẩn P. multocida gây bệnh ở lợn chọn ra các chủng mới để chế tạo vaccine phòng bệnh thật hiệu quả. Tùy từng địa phương có thể sử dụng vaccine chế từ các chủng vi khuẩn khác nhau; thực hiện tiêm phòng vaccine thường xuyên, định kì, đều đặn, đúng qui trình với tỷ lệ tiêm phòng đạt cao 90 - 100 % đàn lợn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất (Phạm Sỹ Lăng và cs 2006) [12]. * Bệnh viêm phổi do Mycoplasma gây ra Nguyên nhân: Mycoplasma được biết đến với bệnh suyễn lợn hay còn gọi là hội chứng viêm phổi địa phương của lợn. Bệnh gây thiệt hại nhiều về kinh tế, tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn/kg thể trọng cao. Sau khi xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp, Mycoplasma tạo trạng thái cân bằng nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm do chuồng trại không hợp lý, chăm sóc kém... Mycoplasma tác động gây hội chứng viêm phổi ở thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỷ hoành cách mô. Sự kết hợp của các vi khuẩn kế phát như Pasteurella multocida, Streptococcus, Staphylococcus... Tác động làm cho bệnh thêm trầm trọng và gây biến chứng viêm phổi, nung mủ phổi... - Triệu chứng: Thời kì nung bệnh từ 1 - 3 tuần, trung bình 10 - 16 ngày trong tự nhiên, 5 - 12 ngày trong phòng thí nghiệm. Triệu chứng ho, khó thở xuất hiện sau 25 - 65 ngày. Bệnh có thể chia làm 3 thể: Cấp tính, á cấp tính và mãn tinh. + Thể cấp tính: Lúc đầu triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện bệnh, lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn. Thân nhiệt bình thường hoặc hơi cao, sốt nhẹ 39 - 39,5°C; khi có biểu hiện bệnh, con vật hắt hơi từng hồi lâu do có chất dịch bài tiết sâu ở trong đường hô hấp hoặc do viêm//phổi có dịch bài xuất ở giai đoạn sau của bệnh. Vài ngày sau, con vật ho, họ khi vận động mạnh, thường biểu hiện bệnh lúc sáng sớm và chiều tối. Lợn bệnh ho liên tục trong 2 - 3 tuần, có khi kéo dài hơn. + Thể ả cấp tỉnh: Thường gặp ở giống lợn tạp giao, lợn lai, lợn con còn bú mẹ. Bệnh có triệu chứng giống thể cấp tính nhưng không trầm trọng bằng. Lợn ốm thường ho, thở nhanh, tần số hô hấp tăng, mồm há ra để thở, thân nhiệt tăng ít. Nếu ghép với bệnh tụ huyết trùng thì sốt cao. Bệnh có thể kéo dài vài tuần lễ. + Thể mãn tính: Thể bệnh này thường từ thể cấp tính và thể á cấp tính chuyển sang. Không như trong thể cấp tính, bệnh khó phát hiện do biểu hiện không rõ ràng. Con vật ho khan vào buổi sáng sớm, buổi chiều tối sau khi ăn xong. Lợn họ từng tiếng một hoặc từng hồi kéo dài, họ một tuần rồi giảm đi hoặc kéo dài liên miên. Con vật khó thở, thở nhanh, tần số hô hấp tăng từ 40 - 100 lần/phút. Hít vào dài hơn thở ra, thở khò khè vào ban đêm. Con vật đi táo rồi ỉa chảy. Thân nhiệt tăng ít, khoảng 39 - 40°C, có thể tăng lên đến 40°C rồi hạ thấp xuống. Bệnh tiến triển vài tháng có khi đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì đàn lợn có thể phục hồi, tỷ lệ chết không cao, nhưng hầu hết - giảm tốc độ sinh trưởng. Nếu lợn con mắc bệnh này sẽ gầy còm, lông xù, có thể chết do kiệt sức. Cũng có khi lợn mắc bệnh ở thể ẩn tính. Thể này thường thấy ở những lợn đực trưởng thành, lợn nái sinh sản. Triệu chứng không rõ, thỉnh thoảng họ nhẹ, khi con vật bị stress do thời tiết thay đổi hoặc thức ăn không đảm bảo thì bệnh mới phát ra. Con vật sinh trưởng, phát triển chậm, thời gian nuôi vỗ béo kéo dài. - Bệnh tích: Chủ yếu ở cơ quan hô hấp, đặc biệt là ở phổi, hạch phổi. Bệnh tích viêm phổi bắt đầu từ thuỷ tim lan sang thuỳ đỉnh về phía trước, thường phát triển ở rìa, vùng thấp của phổi. Bắt đầu xuất hiện những đốm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh to dần rồi tập trung lại thành vùng rộng hơn. Theo dõi bằng chụp X quang ta thấy bệnh tích lan từ trước ra sau theo một quy luật nhất định. Hai bên//phổi đều có bệnh tích như nhau và có giới hạn rõ giữa chỗ phổi bị viêm và chỗ phổi bình thường. Chỗ viêm ở phổi cứng dần, màu đỏ thẫm hoặc màu xám nhạt, mặt bóng láng, trong suốt, bên trong có chất keo nên gọi là viêm phổi kính. Phổi có bệnh thì dày lên, cứng rắn, bị gan hoá hoặc thịt hoa. Cắt phổi ra có nước hơi lỏng màu trắng xám, có bọt, phổi dày và đặc lại, khi dùng tay bóp không xốp như bình thường. Sau khi viêm từ 10 - 20 ngày, vùng nhục hoá đục dần, ít trong hơn, màu tro hồng, vàng nhạt hoặc vàng xám, cuối cùng màu đục hẳn, bóp rất cứng, sở giống như tuy tạng hoá. Cắt phổi có bệnh thấy nhiều bọt, nhiều vùng hoại tử màu vàng trắng. Bệnh tích lan rộng, trên mặt có nhiều sợi tơ huyết trắng, phổi dính vào lồng ngực khi màng phổi bị viêm nặng. Một bệnh tích đặc trưng nữa là hạch lâm ba phổi sưng rất to, gấp 2 - 5 lần hạch bình thường, chứa nhiều vi khuẩn, nhiều nước màu tro, hơi tụ máu nhưng không xuất huyết, sưng thuỷ thũng, mọng nước. - Chẩn đoán: Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh như: chẩn đoán vi khuẩn học, chẩn đoán huyết thanh học... Trong đó, phương pháp chẩn đoán lâm sàng được sử dụng phổ biến nhất, căn cứ vào các biểu hiện điển hình của bệnh như: họ vào buổi sáng sớm và chiều tối, khi thời tiết lạnh, sau khi vận động. Bệnh tích điển hình là viêm phổi kính, có vùng gan hoá, nhục hoá, đỏ thẫm, vàng xám ở thuỳ đỉnh, thuỷ tim. - Điều trị: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh do Mycolasma gây ra như: tylogenta 1 ml/10kg TT/ngày; vetrimoxin L.A 1ml/10 kg TT/ngày; daynamutilin 1ml/20kg TT/ngày; florject 1ml/30kg TT/ngày. Kết hợp sử dụng một số thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt, trợ sức trợ lực... Làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh. - Phòng bệnh: Để phòng và chữa bệnh suyễn lợn đạt hiệu quả cao thì phải thực hiện những nội dung sau: + Phòng bệnh khi chưa có dịch://Tăng sức đề kháng cho lợn bằng cách vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần đủ protein, chất khoáng, vitamin. Chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, định kỳ quét vôi diệt khuẩn. Tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua giống ở những vùng an toàn dịch. Lợn mới về phải được nhốt riêng để theo dõi ít nhất một tháng, nếu không có triệu chứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống cần phải chặt chẽ hơn: kiểm tra lại lai lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới dựa vào sử dụng. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng mang lại hiệu quả rất tốt. + Phòng bệnh khi có dịch: Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật có sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh. Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập vào hoặc những lợn ốm. Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho ăn thức ăn dễ tiêu, protein, vitamin và muối khoáng, có thể trộn thêm kháng sinh oreomicin, tetramycin vào thức ăn để phòng bệnh. * Bệnh viêm phổi do virus gây ra - Nguyên nhân: + Coronavirus (Virus pneumoniae của lợn) gây viêm phổi truyền nhiễm của lợn: Bệnh thường phát sinh ở thể mãn tính, với triệu chứng hô hấp như: khó thở, thở thể bụng (bụng hóp lại và giật), lợn ở các lứa tuổi đều mắc nhưng lợn con 1 - 2 tháng và lợn mới cai sữa dễ mắc và có tỷ lệ chết cao. + Influenzavirus typ A (H,N,) gây bệnh cúm lợn: tác nhân gây bệnh là virus nhóm A: HN, HN, HẸN,. Các virus trên thuộc họ Orthomyxoviridae, nhóm A//gồm những virus gây bệnh cho người, gia súc, gia cầm và chim thú hoang dã, trong đó có lợn. Virus cúm có thể lây truyền từ lợn, gia cầm và người. + Virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS): Đó là một loại virus thuộc họ Togaviridae, có ARN đặt tên là Lelystad đã gây ra gây ra hội chứng rối loạn sinh sản như: Sẩy thai, chết lưu thai, lợn con chết yểu sau khi sinh và trạng thái viêm phổi ở lợn con và lợn choai. - Triệu chứng: Virus xâm nhập và cơ thể lợn qua niêm mạc đường hô hấp, khi lợn hít thở không khí có mầm bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể lợn, virus tác động đến cơ quan sinh dục của lợn cái gây ra hiện tượng viêm tử cung và âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai, đặc biệt gây sẩy thai ở lợn cái chửa thời kỳ 2, chết lưu thai ở lợn chửa kỳ 3, đẻ non và làm lợn con chết yểu. Lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa bị bệnh là do lợn mẹ. Những lợn con này thường gầy yếu, thể hiện hội chứng viêm phổi rõ rệt: chảy dịch mũi, thở khó, họ nhiều vào ban đêm và sáng sớm, nhất là khi thời tiết lạnh. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 4 - 7 ngày, lợn con sốt cao 40 - 41°C, kém ăn, uể oải, sau khi thể hiện các triệu chứng viêm phổi như: Thở khó, thở thể bụng họ tăng dần và chảy dịch mũi. Đặc biệt, lợn con và lợn choai bị bệnh phần lớn tai bị xanh từng đám như nốt chàm nên còn được gọi là lợn tai xanh. lợn choai, lợn thịt: Lợn mắc bệnh sốt cao 40 - 42°C, bỏ ăn, ủ rũ, khó thở, ho; những phần da mỏng gần tai, phần da bụng lúc đầu có màu hồng nhạt, dần dần chuyển sang màu hồng thẫm và xanh nhạt. Lợn con mới sinh hầu như sẽ chết sau vài giờ; số còn sống sót tiếp tục chết vào tuần thứ nhất. Lợn con có triệu chứng gầy yếu, bỏ bú, da xuất huyết phồng rộp, khó thở và tiêu chảy (Bùi Quang Anh và cs 2008) [2]. - Bệnh tích: Lợn mắc PRRS bệnh tích thường thấy như thận xuất huyết lấm tấm như đầu đinh ghim; não xung huyết; hạch hầu, amidan sung hoặc sung huyết; gan sưng, tụ huyết; lách sưng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột xuất huyết; loét van hồi manh tràng; phổi tụ huyết, xuất huyết, cuống phổi chứa đầy dịch nhớt, sầu bọt (Bùi Quang Anh và cs 2008) [2]. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2011) [7], bệnh tích đặc trưng nhất là viêm phổi kẽ và viêm hạch lâm ba ở cả 2 dạng (PRRS dạng cổ điển và PRRS dạng sốt Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám đặc chắc (nhục hóa) cao). trên các thùy phổi. Thùy phổi bị viêm có màu đỏ xám, có mủ và đặc chắc. Trên mặt cắt ngang của thùy bị viêm lồi ra, khô. Nhiều trường hợp lợn mắc bệnh bị viêm phế quản phổi hóa mủ ở mặt dưới thủy đỉnh. Chẩn đoán: + Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ: Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nếu thấy đàn lợn nái có hiện tượng xẩy thai, thai chết lưu và lợn con sơ sinh chết yểu. Lợn con theo mẹ, lợn choai có tỷ lệ cao bị viêm đường hô hấp thì phải nghĩ đến hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp do virus. Tuy nhiên, lợn nái bị sẩy thai còn do nhiều virus và vi khuẩn khác như virus Parvo, virus Aujeszky, virus dịch tả lợn, vi khuẩn Blucellla abortus và vi khuẩn Leptospira spp. Do vậy, cần tiến hành chẩn đoán vi sinh vật như: nuôi cấy tìm virus trong bệnh phẩm thu thập từ lợn nghi bị bệnh. + Chẩn đoán miễn dịch: Các phương pháp ELISA và miễn dịch huỳnh quang IFAT đã được áp dụng chẩn đoán cho độ chính xác cao (90 - 95 %) và phát hiện được bệnh sau 8 ngày nhiễm virus. - Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ở các nước nuôi lợn công nghiệp với quy mô lớn thuộc Bắc Mỹ. Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, khi phát hiện trong đàn có bệnh rối loạn sinh sản hô hấp, thì người ta thường diệt số lợn bị bệnh này và thay thế cả đàn lợn ở cơ sở chăn nuôi, bởi lẽ bệnh tồn tại lâu dài trong đàn lợn rất khó thanh toán. - Phòng bệnh: Để phòng bệnh đặc hiệu, các nhà khoa học đã tiến hành sản xuất vaccine PRRS dựa trên việc nghiên cứu công nghệ lựa chọn kháng nguyên MJPRRS. Sử dụng vắc xin nhược độc và vắc xin vô hoạt tiêm phòng bệnh cho đàn//lợn ở những vùng có lưu hành bệnh, theo định kỳ 2 lần/năm. Nhưng hiện nay chưa có một loại vắc xin có hiệu lực phòng bệnh như mong muốn. Ứng dụng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch sớm để phát hiện lợn bị bệnh và lợn mang virus, xử lý kịp thời bằng cách: huỷ bỏ để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn lợn. Biện pháp này được thực hiện theo định kỳ kết hợp với theo dõi lâm sàng, dịch tễ trong đàn lợn cho phép phát hiện sớm lợn bệnh. Ở những cơ sở chăn nuôi mà bệnh tồn tại lâu dài, gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn, người ta phải thay cả đàn lợn giống và để trống chuồng lợn trong một thời gian. Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập lợn, đặc biệt là khi nhập lợn vào cơ sở chăn nuôi. Người ta không nhập ở các cơ sở chăn nuôi có lưu hành bệnh và các vùng dịch tễ. * Bệnh viêm phổi do ký sinh trùng gây ra - Nguyên nhân: Do giun phổi lợn Metastronggylus ký sinh ở khí quản và nhánh khí quản của lợn và ấu trùng đũa lợn Ascaris suum trong giai đoạn di hành qua phổi. Triệu chứng: Con vật ho, gầy gò suy dinh dưỡng, lông xù, chậm lớn. Hiện tượng ho rõ nhất vào buổi sáng sớm và buổi tối, giai đoạn con vật ăn uống bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn sau ăn ít, khó thở và chết. - Bệnh tích: Lợn bị nhiễm giun trên đường tiêu hóa thường xuất hiện giun. Nếu số lượng nhiều thường gây viêm nhiễm ở vùng chúng ký sinh. + Giun đũa: Ấu trùng gây bệnh hoại tử ở gan, viêm phổi (hầu hết ấu trùng ở phổi), giun trưởng thành ký sinh ở ruột non và gây bệnh tích làm ruột non mong. + Giun phổi: Ký sinh ở phổi và gây tổn thương phổi, viêm phế quản. - Chẩn đoán: Dựa vào dịch tễ + Dựa vào triệu chứng điển hình + Xét nghiệm phân bằng phương pháp Chekbovic + Mổ khám vùng phổi. 36//- Điều trị: Mebenvet 10 mg/kg TT cho ăn, uống +Tetramizol 10-15 mg/kg TT + Ditrazil phốt phát 0,4 ml/kg TT tiêm + Hanmectin - 25 tiêm 1 ml/10 kg TT + Ivermectin 0,1 - 0,3 mg/kg TT tiêm + Dung dịch Lugol 0,5 ml/kg TT tiêm khí quản. + Xây dựng chuồng nơi cao ráo, nền chuồng nên cứng hoặc nện chặt, lợn cần nuôi nhốt, cho ăn thức ăn có củ cần rửa sạch. 2.2.1.5. Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh. Ở đây, chúng tôi đã sử dụng hai loại thuốc kháng sinh là tylogenta và vetrimoxin L.A để điều trị bệnh. * *Tylogenta Dùng//- Thành phần: Trong 100 ml chứa 10.000 mg Tylosin tartate và 5.000 mg Gentamycin. - Cơ chế tác dụng: + Tác dụng của thành phần Tylosin: Có tác dụng với với các chủng vi khuẩn Gram (+), gắn vào tiểu phần ribosom 50s ức chế enzym peptidyl transferase trong quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật, không ức chế tế bào vật chủ. + Tác dụng của Gentamycin: Là thành phần có tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự tổng hợp protein ở mức ribosom, gentamycin gắn vào tiểu phần 30s của ribosom. Do vậy, mã đọc sai, gây tổng hợp và tích lũy các protein sai lạc, kìm hãm vi khuẩn phát triển. - Liều dùng: 1 ml/10 kg TT, dùng trong 3 - 5 ngày, tiêm bắp. Kết hợp sử dụng một số thuốc giảm đau hạ sốt, trợ sức, trợ lực... Làm tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh. *Vetrimoxin L.A - Thành phần: Trong 100 ml vetrimoxin L.A có 15 g amoxycillin. - Cơ chế tác dụng: Amoxycillin hoạt động bằng cách ngăn cản sự tổng hợp Mucopeptide trên thành tế bào vi khuẩn. Amoxycillin có hiệu lực diệt khuẩn thay đổi theo thời gian trên các vi khuẩn Gram (+) như: Staphylococci, Streptococci, Corynebacteria và vi khuẩn Gram (-) như: E. coli, Samonella, Pasteurella ... Sau đó, amoxycillin xâm nhập nhanh chóng vào các mô cũng như vào hệ thống mạch máu. Trong đó quan trọng nhất là khả năng phân bố khắp phổi. Khả năng chuyển hóa của amoxycillin yếu nên phần lớn bị thận thải trừ qua đường tiểu dưới dạng còn hoạt tính. Hiệu lực của thuốc kéo dài 48 giờ. - Liều dùng: 1 ml/10 kg TT, tiêm bắp, tiêm cách ngày, điều trị trong 5 ngày. Kết hợp sử dụng một số thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt, trợ sức trợ lực... Làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh//2.2.1.6. Nguyên tắc và biện pháp phòng trị bệnh viêm đường hô hấp ở lợn * Nguyên tắc phòng bệnh Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biên pháp sau: - Phòng bệnh khi chưa có dịch + Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý: nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với bệnh dịch. Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm sàng, cách ly điều trị kịp thời hoặc xử lý để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn. + Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y: Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi lợn. Đảm bảo chuồng trại kín, ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô sạch vào mùa hè, mật độ nuôi nhốt vừa phải. Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất gồm: Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng: Kiểm soát nồng độ NH, CO, trong chuồng nuôi. Nên tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua a giống từ những vùng an toàn dịch. Lợn mua về phải nhốt riêng để theo dõi ít nhất một tháng, nếu không có triệu trứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống, cần phải chặt chẽ hơn: Kiểm tra lại lai lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới đưa vào sử dụng. + Phòng bệnh bằng vắc xin: Với 2 loại vaccine vô hoạt hoặc vắc xin nhược độc. - Phòng khi có dịch Bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập hoặc những lợn ốm. Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20 %, NaOH 10 %, crizin 5 - 10 %, formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường. Bồi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho thức ăn dễ tiêu, đủ protein, vitamin và muối khoáng, có thể trộn thêm khoáng sinh oreomicin, tetramycin và thức ăn để phòng bệnh. * Biện pháp điều trị - Nguyên tắc điều trị + Phát hiện sớm và kịp thời điều trị: Cần tiến hành cách ly lợn bệnh và theo dõi chặt chẽ hiện tượng ho, khó thở của con vật bị bệnh, xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời không để con vật bị nhiễm khuẩn và viêm phổi quá nặng gây khó khăn cho việc điều trị. + Điều trị căn nguyên phải kết hợp điều trị triệu chứng: Việc điều trị có thể dùng liệu pháp khác nhau để đạt được mục đích loại trừ căn nguyên. Để điều trị hội chứng hô hấp do vi khuẩn gây ra phải lựa chọn kháng sinh phù hợp, phải tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Đồng thời với việc điều trị căn nguyên cần kết hợp điều trị triệu chứng. Triệu chứng của hội chứng hô hấp thường là ho, khó thở, có thể bị sốt... Do đó cần sử dụng thuốc có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn họ giúp cho quá trình lưu thông khí được tốt và dùng các thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, tránh quá trình viêm lan rộng để giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Ngoài ra, két hợp bo sung thêm các loại vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực... Để tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp nhanh chóng phục hồi đường hô hấp bị tổn thương. + Điều trị bệnh phải kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp con vật nâng cao sức đề kháng chống lại các yếu tố bất lợi//+ Ngăn ngừa bệnh kế phát: Để giảm tác động xấu của bệnh, ngoài việc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, cần phải ngăn ngừa bệnh kế phát. Như bệnh suyễn lợn thường kế phát các bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, nhiễm khuẩn Streptococcus suis... Do đó, cần tiêm phòng định kỳ các bệnh theo lịch tiêm vaccine, tiêm phòng có chất lượng và hiệu quả. Phương pháp điều trị Điều trị các bệnh viêm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra bằng kháng sinh đặc hiệu. Trên thực tế có nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị như: Lincomycin: Tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT. Tulavitryl: Tiêm bắp, liều 1ml/40kg TT. Genta - tylan: Tiêm bắp, liều 2ml/10kg TT. Tiamulin: Tiêm bắp, liều 0,15mg/kg TT. Tylogenta: Tiêm bắp, liều 1ml/10 kg TT. Vetrimoxin L.A: Tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT. Oxytetracyclin: Tiêm bắp hoặc dưới da, liều 5 mg/kg TT. Các thuốc này đều dùng liên tục trong 5 - 7 ngày. Kết hợp sử dụng Bromhexine, để điều trị triệu chứng, long đờm, giảm ho, giãn phế quản... Và các thuốc trợ sức trợ lực như b. complex, vitamin C... Nếu lợn ho do giun phổi hoặc ấu trùng giun tròn thì có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Hanmectin 25% hoặc levamisol 7,5% tiêm dưới da hoặc menbendazol cho uống. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [11], cho biết bệnh suyễn lợn có những tên gọi khác như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành ở địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilus suis, Pasteurella septic, Streptococcus, Stapphylococcus, Salmonella... Nguyễn Xuân Bình (2005) [4], đã đưa ra cách phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự túc về con giống. Nếu mua nơi khác về nuôi phải nhốt riêng ít nhất 2 tuần để theo dõi//Đặng Xuân Bình và cs (2007) [3], đã nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus pneuropneumoniae và hội chứng viêm phổi - màng phổi ở lợn và rút ra kết luận như sau: - Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc hội chứng viêm phổi theo - đàn là 100 %, trung bình là 36,53% theo cá thể. - Lợn mắc hội chứng viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus pneuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31,25 - 55,55%; trung bình là 37,83%. Hiện tại Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho phép nhập vào Việt Nam vắc xin phòng PRRS để phòng hội chứng viêm phổi cho lợn. Có 2 loại vaccine đã được sử dụng ở địa phương: (1). Vắc xin phòng PRRS BSL - PS100: là loại vắc xin sống nhược độc dạng đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL - 100 thuộc dòng virus gây PRRS Bắc Mỹ. Một liều vắc xin chứa ít nhất 10 TCIDso. Vắc xin chỉ được pha với dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp với liều 20ml/lợn. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm 1 lần kéo dài 4 tháng. - Lợn con tiêm lần đầu vào lúc 3 tuần tuổi. - Lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm. - Nái hậu bị và nái sinh sản tiêm phòng trước khi cai sữa cho lợn con hoặc trước khi phối giống. (2). Vắc xin phòng PRRS BSK - PS100: là loại vắc xin vô hoạt chứa chủng virus PRRS dòng gây bệnh Châu Âu. Một liều vaccine chứa ít nhất 105 TCIDso. Vắc xin an toàn và gây miễn dịch tốt. Liều dùng 2 ml/con, tiêm bắp. • Lợn con: Sử dụng lần đầu vào lúc 3 - 6 tuần tuổi. • Nái hậu bị: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại 3 - 4 tuần. • Nái sinh sản: Tiêm 3 - 4 tuần trước khi phối giống. • Lợn đực giống: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tái chủng sau mỗi 6 tháng. Bảo quản vắc xin ở 2 - 6°C (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2007) [9]. Đỗ Ngọc Thúy và cs (20 09) [23], khi xác định serotype trong 211 chủng S. suis phân lập được từ lợn tại các tỉnh miền Bắc - Việt Nam cho biết: số chủng thuộc serotype 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 14/211 chủng (6,6%); serotype 9 có 10/211//chủng (4,7%); serotype 9, 31, 32 có 7/211 chủng (3,3%); các serotype 7, serotype 17 và serotype 21 có tỷ lệ tương đương là 1,4%; serotype 8 chiếm 0,9%. Tiêu Quang An và Nguyễn Hữu Nam (2011) [1], khi xác định một số vi khuẩn kế phát gây chết lợn trong vùng dịch PRRS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên năm 2010 đã cho thấy: Lợn mắc PRRS thường kế phát bệnh do các nhóm vi khuẩn đường hô hấp và đường ruột như A. pleuropneumoniae, P. multocida, S. suis, Escherichia coli, Salmonella sp, Clostridium perfringens. Kết quả phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae với tỷ lệ cao nhất 63,33% và thấp nhất là P. multocida 10%. Các tác giả nhận định các nhóm vi khuẩn kế phát trên đã làm cho dịch PRRS trầm trọng và phức tạp hơn. Trương Quang Hải và cs (2012) [8], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline, penicillin. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dung nhu streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin. 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo Katri Nevolen (2000) [28], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: Phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4,..., 12). Laval A. (2000) [29] cho biết: Vi khuẩn có thể truyền từ lợn mẹ sang lợn con qua đường hô hấp và từ lợn con này sang lợn con khác khi tách đàn khác để cai sữa. Các tác giả đã nghiên cứu và xác định vi khuẩn Streptococcus suis luôn có trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mạnh mà không có triệu//chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong các tác nhân chính gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi do Streptococcus suis gây ra có thể phát dịch vào đầu mùa xuân và sau những thay đổi thời tiết đột ngột, Streptococcus suis là nguyên nhân của các ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis còn liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim, viêm âm đạo. Theo Hurnik D. (2005) [27], việc thực hiện khử trùng chuồng trại mà không sạch sẽ chỉ làm lãng phí tiễn của, trái lại nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt sẽ nâng cao khả năng tăng trưởng của lợn cũng như đem lại nhiều lợi ích khác. Quá trình vệ sinh bắt đầu bằng việc loại bỏ các chất thải của lợn và lớp lót chuồng nếu có. Tiếp đó là tháo bỏ hết các thiết bị có thể di chuyển được và rửa sạch chúng. Sau đó dùng vòi nước tẩy rửa chuồng nuôi và các thiết bị bên trong, đây cũng chính là bước mà rất nhiều người chăn nuôi thực hiện sai do họ sử dụng nước tẩy rửa có hoạt tính cao, chuồng nuôi sau khi rửa trông có vẻ sạch nhưng thực tế thì không phải vậy
     
 
what is notes.io
 

Notes is a web-based application for online taking notes. You can take your notes and share with others people. If you like taking long notes, notes.io is designed for you. To date, over 8,000,000,000+ notes created and continuing...

With notes.io;

  • * You can take a note from anywhere and any device with internet connection.
  • * You can share the notes in social platforms (YouTube, Facebook, Twitter, instagram etc.).
  • * You can quickly share your contents without website, blog and e-mail.
  • * You don't need to create any Account to share a note. As you wish you can use quick, easy and best shortened notes with sms, websites, e-mail, or messaging services (WhatsApp, iMessage, Telegram, Signal).
  • * Notes.io has fabulous infrastructure design for a short link and allows you to share the note as an easy and understandable link.

Fast: Notes.io is built for speed and performance. You can take a notes quickly and browse your archive.

Easy: Notes.io doesn’t require installation. Just write and share note!

Short: Notes.io’s url just 8 character. You’ll get shorten link of your note when you want to share. (Ex: notes.io/q )

Free: Notes.io works for 14 years and has been free since the day it was started.


You immediately create your first note and start sharing with the ones you wish. If you want to contact us, you can use the following communication channels;


Email: [email protected]

Twitter: http://twitter.com/notesio

Instagram: http://instagram.com/notes.io

Facebook: http://facebook.com/notesio



Regards;
Notes.io Team

     
 
Shortened Note Link
 
 
Looding Image
 
     
 
Long File
 
 

For written notes was greater than 18KB Unable to shorten.

To be smaller than 18KB, please organize your notes, or sign in.