NotesWhat is notes.io?

Notes brand slogan

Notes - notes.io

Cổ nhân có thí dụ, Phật thuyết pháp được ví như lá vàng ngừng khóc (黄叶止啼). Trong kinh Phật có công án này, nghĩa là sao? Đứa trẻ đang khóc, người lớn nhặt chiếc lá vàng, chiếc lá rụng từ trên cây xuống. Chiếc lá màu vàng rất xinh rơi xuống, lá vàng mùa Thu, lấy nó để dỗ đứa bé: Ngoan nào, cầm cái này, giá trị lắm đấy, có thể đổi được kẹo. Cầm chiếc lá thằng bé liền nín, mục đích là dỗ dành nó, đạt được kết quả như ý. Nhưng nó không phải thật, đừng nên cho là thật. (Trích trong Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - Bộ 600 Tập - Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng)
Khi học Phật, quí vị xem điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước là: “Hiếu dưỡng phụ mẫu”, câu thứ hai “phụng sự sư trưởng”. Cho nên tôi hay nói Phật pháp lan truyền khắp thế giới, nhưng chỉ ở Trung Quốc mới mọc rễ, tăng trưởng, nở hoa, kết trái. Bất kỳ nơi đâu cũng không bằng được Trung Quốc. Vì sao vậy? Vì người Trung Quốc có nền tảng chữ hiếu, Phật pháp là sư đạo. Sư đạo được xây dựng trên cơ sở của hiếu đạo. Không có hiếu thì đâu ra tôn sư trọng đạo? Do đó Phật pháp, nhất là Đại thừa hai ngàn năm ở Trung Quốc, có thành tựu vượt xa Ấn Độ. Đó là nói trước kia, không phải hiện giờ. Giờ thì ở Ấn không còn đạo Phật. Phật pháp đã hòa làm một với văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Đức Phật có độ lượng này. Các bậc thánh hiền xưa kia cũng có độ lượng này. Độ lượng đó từ đâu? Từ trong đạo hiếu. Đạo hiếu của người xưa rất sâu rễ bền gốc. Phật pháp mở rộng đạo hiếu đến biến pháp giới hư không giới, đạo hiếu mới cứu cánh viên mãn. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)

Đức Như Lai từ bi, chư vị tổ sư từ bi, lại dạy chúng ta: “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Nếu thật sự hiểu câu này thì đời này quý vị không có chuyện không thành tựu. Nếu căn tánh lanh lợi sẽ đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chắc chắc được thượng thượng phẩm vãng sanh, vãng sanh chính là thành Phật. Thượng thượng phẩm vãng sanh, sanh đến thế giới Cực Lạc chính là pháp thân Bồ Tát, không cần Phật A Di Đà gia trì, liền thành tựu thượng thượng phẩm. Không thể đạt được cảnh giới này cũng không sao, chỉ cần có thể vãng sanh về cõi phàm thánh đồng cư, hạ hạ phẩm vãng sanh cũng tốt. Đến được thế giới Cực Lạc, công đức 48 nguyện và năm kiếp tu hành của Phật A Di Đà gia trì, liền trở thành A Duy Việt Trí Bồ Tát. A Duy Việt Trí là gì? Chính là pháp thân Bồ Tát, đạt được lợi ích quá lớn. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)

Trong thời đại này, mọi người tôn sùng khoa học, người học Phật cũng rất nhiều, nhưng đối với Tịnh Tông người hiểu biết được thì không nhiều. Cũng tức là nói người niệm Phật rất nhiều, nhưng người vãng sanh lại không nhiều. Điều này trước đây thầy Lý thường nhắc nhở chúng tôi. Lấy Đài Trung Liên Xã làm ví dụ, Liên xã tại Đài Loan rất hưng thịnh, năm tôi quen biết với thầy Lý, Đài Trung Liên Xã đã mười năm rồi, mười năm liên hữu của họ có 200.000 người, là một đoàn thể rất lớn. Tôi ở Đài Trung mười năm, thân cận thầy và theo thầy học kinh giáo, lúc tôi rời đi lại thêm mười năm nữa, Liên hữu của Đài Trung liên xã ước tính cũng đạt đến 500.000 người, là vào lúc tôi rời đi. Thầy giáo thường nói trong liên hữu 10.000 người thực sự vãng sanh chỉ có năm ba người mà thôi, năm ba người thực sự mà nói cũng không ít. Nếu như tính 500.000, trong mười ngàn người có năm ba người, thực sự mà nói cũng không ít, nhưng vẫn kém quá. Nguyên nhân là gì? Thế gian này chưa buông bỏ được, thân tình chưa buông bỏ được, danh văn lợi dưỡng chưa buông bỏ được, vậy thì chẳng thể nào vãng sanh được. Đương nhiên thầy giáo tuy rất vất vả, mỗi tuần giảng kinh cho chúng tôi một lần. Hơn ba mươi năm dường như là ba mươi bảy, ba mươi tám năm không gián đoạn, thật không dễ dàng! Nhưng người thời đó, không may mắn như người hiện nay vậy, hiện tại nhờ vào khoa học kỹ thuật cao, nên hiệu quả càng lớn. Thầy giáo năm xưa giảng kinh, thời đó ngay cả máy ghi âm cũng không có. Lúc tôi ở Đài Trung cũng không có. Lúc tôi rời Đài trung mới có máy ghi âm. Nhưng thầy giáo không cho phép dùng máy ghi âm. Lúc đó tôi hỏi thầy vì sao không ghi lại những thứ mà thầy đã giảng? Thầy nói vô ích! Ghi âm mọi người ỷ lại, rồi không dụng tâm, không dụng tâm nghe nữa. Không sao, ghi âm lại, tôi có thời gian thì nghe lại. Cho nên con người có tâm ỷ lại, đây là việc mà thầy giáo khi dạy học rất coi trọng. Thầy nhất định muốn quí vị nhất tâm chuyên chú, quí vị mới thực sự đạt được lợi ích của pháp. Nếu như tâm lơ là, Phật Bồ Tát đến dạy quí vị cũng không có lợi ích gì. Đây là điều chúng ta không thể không biết. Cho nên những thứ thầy giáo để lại rất ít rất ít. Chúng ta hiện tại lại lợi dụng những phương pháp này, ghi hình trực tiếp, đồng bộ phát ra, toàn thế giới đều có thể nhìn thấy. Đồng thời cùng với mạng internet của chúng ta, trên truyền hình vệ tinh, những học viên học tập cùng lúc rất nhiều. Có thành tựu hay không? Có thành tựu. Tôi biết có người thành tựu rất tốt, chúng tôi chưa từng gặp mặt. Đây là một công cụ tốt, chúng ta phải biết dùng nó. Bất luận người học trò nào, bất luận là đạo tràng nào, hiện tại mạng internet rất phổ biến, giá thành cũng không cao, mỗi một nơi đều cần có. Đạo tràng niệm Phật không thể không giảng kinh. Vì sao vậy? Xã hội hiện thực, trên toàn thế giới này, người ta đều cho rằng tôn giáo là mê tín. Tôn giáo đối với xã hội không có những cống hiến thực sự. Cho nên tôn giáo có thể không cần nữa. Đích thực người tín ngưỡng tôn giáo trên toàn thế giới, mỗi năm đều ít đi, càng ngày càng ít. Đây là điều tháng sáu năm nay tôi đến thăm Vatican, đại hồng y của họ nói với chúng tôi, họ cũng rất ưu tư, cứ tiếp tục như vậy, hai ba mươi năm nữa, tôn giáo có thể tồn tại trên trái đất này hay không? Có vấn đề. Lúc chúng tôi giao lưu tôi liền đưa ra kiến nghị: hi vọng mỗi một tôn giáo đều trở về với việc dạy học. Kinh điển không phải là để đọc, kinh điển là phải giảng giải cho tường tận, nghiêm túc học tập, đem những đạo lý trong kinh điển biến thành tư tưởng của chúng ta, làm cho những quy củ, giới điều trong kinh điển trở thành hành vi sinh hoạt của chúng ta. Thực sự làm được rồi, học làm thầy người khác, làm là mô phạm cho đời. Vậy tôn giáo đối với giáo dục xã hội liền có những cống hiến rất lớn. Ngày nay mọi người đều biết một sự thật, giáo dục trên toàn thế giới, trường học từ mẫu giáo cho đến nghiên cứu sở, không có dạy luân lý, không có những môn học này, không có môn học đạo đức, không có môn học nhân quả. Hơn nữa những thứ này, những thứ này vô cùng quan trọng, có thể cứu được xã hội, có thể cứu được trái đất này. Nhưng hiện này trong giáo dục không có nữa, giáo dục tôn giáo phải bù đắp cho được những thiếu sót này. Chúng ta lựa chọn từ trong kinh điển những giáo huấn về luân lý đạo đức nhân quả, giảng nó cho rõ ràng cho thấu triệt, chúng ta bắt đầu làm từ bản thân mình, bắt tay làm từ giáo hội, để ảnh hưởng đến xã hội, đối với xã hội sẽ tạo thành những cống hiến rất lớn. Vậy chúng ta tin rằng người tín ngưỡng tôn giáo sẽ càng ngày càng nhiều. Đây là kiến nghị của tôi đối với họ. Chúng ta phải nghiêm túc làm như thế. Vậy nên tỉ mỉ mà quan sát, những đại sư này năm xưa sáng giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni của nhà Phật một đời dạy học, Ngài dạy 49 năm. Muhammad của Islam giáo dạy 27 năm, Jesus dạy học ba năm, bị người ta hại chết, Moses dạy học cũng mấy mươi năm. https://phapduyen.com/danh-muc/tranh-anh/ Thử xem căn nguyên của tôn giáo, thời đó thực sự là giáo dục xã hội, không phải là mê tín, không phải chỉ là làm những việc cầu nguyện. https://phapduyen.com/danh-muc/tuong/ (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)


Chúng ta nói về kiến hoặc trước, học Phật bất luận là tiểu thừa hay đại thừa đều phải hạ thủ từ đây. Ở trước chúng ta đã học qua Bát chánh đạo, mười loại phiền não này chính là hai điều trước trong Bát chánh đạo. Một là chánh kiến, đoạn tận năm loại kiến hoặc gọi là chánh kiến, đoạn tận năm loại tư hoặc gọi là chánh tư duy, có thể thấy nó rất quan trọng. Đây gọi là y giáo phụng hành, là chân tu. (Hãy tìm "Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú" để xem thêm)



Website: https://phapduyen.com/danh-muc/tuong/
     
 
what is notes.io
 

Notes is a web-based application for online taking notes. You can take your notes and share with others people. If you like taking long notes, notes.io is designed for you. To date, over 8,000,000,000+ notes created and continuing...

With notes.io;

  • * You can take a note from anywhere and any device with internet connection.
  • * You can share the notes in social platforms (YouTube, Facebook, Twitter, instagram etc.).
  • * You can quickly share your contents without website, blog and e-mail.
  • * You don't need to create any Account to share a note. As you wish you can use quick, easy and best shortened notes with sms, websites, e-mail, or messaging services (WhatsApp, iMessage, Telegram, Signal).
  • * Notes.io has fabulous infrastructure design for a short link and allows you to share the note as an easy and understandable link.

Fast: Notes.io is built for speed and performance. You can take a notes quickly and browse your archive.

Easy: Notes.io doesn’t require installation. Just write and share note!

Short: Notes.io’s url just 8 character. You’ll get shorten link of your note when you want to share. (Ex: notes.io/q )

Free: Notes.io works for 14 years and has been free since the day it was started.


You immediately create your first note and start sharing with the ones you wish. If you want to contact us, you can use the following communication channels;


Email: [email protected]

Twitter: http://twitter.com/notesio

Instagram: http://instagram.com/notes.io

Facebook: http://facebook.com/notesio



Regards;
Notes.io Team

     
 
Shortened Note Link
 
 
Looding Image
 
     
 
Long File
 
 

For written notes was greater than 18KB Unable to shorten.

To be smaller than 18KB, please organize your notes, or sign in.