NotesWhat is notes.io?

Notes brand slogan

Notes - notes.io

DNS LÀ GÌ?
DNS là viết tắt của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, là hệ thống thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.
Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều giao tiếp với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền (DNS) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
Chức năng của DNS
Mỗi Website có một tên ( là tên miền hay đường dẫn URL : Universal Resource Locator ) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP ( địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ ).
Nguyên tắc làm việc của DNS
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức ( nhà cung cấp dịch vụ ) nào khác.
- INTERNIC ( Internet Network Information Center ) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS ( National Science Foundation ), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
- DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý.
- DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
II Hệ thống tên miền là gì (Domain Name System) 1) Lịch sử phát triển hệ thống tên miền Hiện nay các máy tính nối mạng toàn cầu liên lạc với nhau , tìm đường trên mạng và nhân diện nhau bằng địa chỉ IP. Về phía người sử dụng để có thể sử dụng được các dịch vụ trên mạng họ phải nhớ được địa chỉ của các máy chủ cung cấp dịch vụ này. Do người sử dụng phải nhớ được địa chỉ IP với dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế có nhu cầu một địa chỉ thân thiện, mang tính gợi mở và dễ nhớ hơn cho người sử dụng đi kèm.Và từ yêu cầu đó đã hình thành hệ thống tên miền. Ban đầu với mạng máy tính còn nhỏ của Bộ quốc phòng Mỹ thì chỉ cần một tệp ( HOSTS.txt chứa các thông tin về chuyển đổi địa chỉ và tên mạng. Nhưng khi mạng máy tính ngày càng phát triển thì với một tệp HOSTS.txt là khong khả thi.)Do vậy đến năm 1984 Paul Mockpetris thuộc viện USC’s Information Sciences Institute phát triển một hệ thống quản lý tên miền mới lấy tên là Hệ thống tên miền – Domain Name System và ngày càng phát triển 2 Mục đích của hệ thống tên miền (DNS) Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng của nó.Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ IP cụ thể. Hệ thống t ên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi t ên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Hệ thống DNS ra đời nhằm mục đích giúp người sử dụng sử
dụng người sử dụng một tên dễ nhớ và mang tính gợi mở và đồng thời nó giúp cho hệ thống Internet dễ dàng sử dụng để liên lạc và ngày càng phát triển. Hệ thống DNS là hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây do đó việc quản lý sẽ dễ dàng hơn và cũng rất thuận tiên cho việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Tên miền là những tên gợi nhớ như home.vnn.vn hoặc www.cnn.com .Nó thân thiện hơn địa chỉ IP giúp cho người sử dụng dễ dàng nhớ vì nó ở dạng chữ mà người bình thường có thể hiểu và sử dụng hàng ngày. III Cấu trúc của hệ thống tên miền (DNS) 1 Cấu trúc cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu của hệ thống DNS là hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Với .Root server là đỉnh của cây và sau đó các miền (domain) được phân nhánh dần xuống dưới và phân quyền quản lý. Khi một máy khách (client) truy vấn một t ên miền nó sẽ đi lần lượt từ root phân cấp xuống dưới để đến DNS quản lý domain cần truy vấn. Tổ chức quản lý hệ thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers (ICANN) .Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên miền (mức root) do đó nó có quyền cấp phát các tên miền ở mức cao nhất gọi là Top-Level- Domain. Cấu trúc của dữ liệu được phân cấp hình cây root quản lý toàn bộ sơ đồ và phân quyền quản lý xuống dưới và tiếp đó các tên miền lại được chuyển xuống cấp thấp hơn (delegale) xuống dưới. - Zone Hệ thống tên miền(DNS) cho phép phân chia t ên miền để quản lý và nó chia hệ thống tên miền thành zone và trong zone quản lý tên miền được phân chia đó.Các Zone chứa thông tin vê miền cấp thấp hơn, có khả năng chia thành các zone cấp thấp hơn và phân quyền cho các DNS server khác quản lý. Ví dụ : Zone “.vn” thì do DNS server quản lý zone “.vn” chứa thông tin về các bản ghi có đuôi là “.vn” và có khả năng chuyển quyền quản lý (delegate) các zone cấp thấp hơn cho các DNS khác quản lý như “.fpt.vn” là vùng (zone) do fpt quản lý. Hệ thống cơ sở dữ liệu của DNS là hệ thống dữ liệu phân tán hình cây như cấu trúc đó là cấu trúc logic trên mạng Internet Về mặt vật lý 2) Cấu trúc của tên miền a)Cách đặt tên miền -Tên miền sẽ có dạng : Label.label.label….label -Độ dài tối đa của một tên miền là 255 ký tự -Mỗi một label tối đa là 63 ký tự bao gồm cả dấu “.” -Label phải được được bắt đầu bằng chữ số và chỉ được chứa chữ, số, dấu trừ (-) b)Phân loại tên miền Các loại tên miền được phân chia thành các loại sau:  Com : Tên miền này được dùng cho các tổ chức thương mại  Edu : Tên miền này được dùng cho các cơ quan giáo dục, trường học  Net : Tên miền này được dùng cho các tổ chức mạng lớn  Gov : Tên miền này được dùng cho các tổ chức chính phủ  Org : Tên miền này được dùng cho các tổ chức khác  Int : Tên miền này dùng cho các tổ chức quốc tế  Info : Tên miền này dùng cho việc phục vụ thông tin
 Arpa : Tên miền ngược  Mil : Tên miền dành cho các tổ chức quân sự, quốc phòng  Mã các nước trên thế giới tham gia vào mạng internet, các quốc gia này được qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166 (Ví dụ : Việt Nam là .vn, Singapo la sg….) Tổ chức ICANN đã thông qua hai tên miền mới là :  Travel : Tên miền dành cho tổ chức du lịch  Post : Tên miền dành cho các tổ chức bưu chính Các tên miền dưới mức root này đươc gọi là Top –Level – Domain.
c)Cấu trúc tên miền Tên miền được phân thành nhiêu cấp như: Gốc (Domain root):Nó là đỉnh của nhánh cây của t ên miền. Nó xác định kết thúc của domain.Nó thể diễn đơn giản chỉ là dấu chấm “.” Tên miền cấp một (Top-level-domain) :Là gồm vài kí tự xác định một nước ,khu vưc hoặc tổ chức.Nó đươc thể hiện là “.com” Tên miền cấp hai(Second-level-domain):Nó rất đa dạng rất đa dạng có thể là tên một công ty, một tổ chức hay một cá nhân. Tên miền cấp nhỏ hơn (Subdomain): Chia thêm ra của tên miền cấp hai trở xuống thường được sử dụng như chi nhánh, phòng ban của một cơ quan hay chủ đề nào đó.Như phone.fpt.vn là một phòng của công ty Fpt Ví dụ: có tên miền www.thanglong.edu.vn Tên miền sẽ được đọc từ trái qua phải, mục đầu tiên (www) là tên của máy tính.Tiếp theo là tên tên miền cấp 3 (thanglong) , tên miền được đăng kí với cơ quan quản lý tên miền ở dưới cấp vn là trung tâm thông tin mạng Internet Viet Nam(VNNIC)>Tên miền đứng thứ 2 từ bên phải là tên miền ở mức 2 (com) tên miền này miêu tả chức năng của tổ chức sở hữu tên miền ở mức 3.Trong ví dụ này tổ chức lấy tên miền ở mức hai la “edu” có nghĩa là tổ chức thuộc về giáo dục. Cuối cùng là tên miền “.vn”, tên miền này chỉ ra toàn bộ miền này thuộc quyền quản lý của mạng Internet Viet nam. Một số chú ý khi đặt t ên miền: Tên miền nên đặt giới hạn từ cấp 3 đến cấp 4 vì nhiều hơn nữa việc nhớ tên và quản trị khó khăn. Sử dụng tên miền la phải duy nhất trong mạng Internet Nên đặt tên đơn giản gợi nhớ và tránh 3 Máy chủ quản lý tên miền (Domain name server-dns) Máy chủ quản lý tên miền (dns) theo từng khu vực, theo từng cấp như : một tổ chức, một công ty hay một vùng lãnh thổ.Máy chủ đó chứa thông tin dữ liệu về địa chỉ và tên miền trong khu vực , trong cấp mà nó quản lý dùng để chuyển giữa tên miền và địa chỉ IP đồng thời nó cũng có khả năng hỏi các máy chủ quản lý t ên miền khác hoặc cấp cao hơn nó để có thể trả lời được các truy vấn về những t ên miền không thuộc quyền quản lý của nó và cũng luôn sẵn sàng trả lời các máy chủ khác về các tên miền mà nó quản lý. Máy chủ cấp cao nhất là Root Server do tổ chức ICANN quản lý: +Là server quản lý toàn bộ cấu trúc của hệ thống tên miền
+ Root Server không chứa dữ liệu thông tin về cấu trúc hệ thống DNS mà nó chỉ chuyển quyền (delegate) quản lý xuống cho các server cấp thấp hơn và do đó root server có khả năng định đường đến của một domain tại bất kì đâu trên mạng + Hiện nay trên thế giới có khoảng 13 root server quản lý to àn bộ hệ thống Internet.
IV Phân loại DNS server và đồng bộ dữ liệu giữa các DNS server 1 Phân loại DNS server Có ba loại DNS server sau: +Primary server Nguồn xác thực thông tin chính thức cho các domain mà nó được phép quản lý Thông tin về tên miền do nó được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang cho các secondary server Các tên miền do primary server quản lý thì được tạo và sửa đổi tai primary server và được cập nhật đến các secondary server Primary server nên đặt gần với các client để có thể phục vụ truy vấn t ên miền một cách dễ dàng và nhanh hơn. +Secondary server DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu cho mỗi một zone. Primary DNS server quản lý các zone và secondary server sử dụng để lưu trữ dự phòng cho primary server. Secondary DNS server được khuyến nghị dung nhưng không nhất thiết phải có. Secondary server được phép quản lý domain nhưng dữ liệu về tên miền (domain) ,nhưng secondary server không t ạo ra các bản ghi về tên miền (domain) mà nó lấy về từ primary server. Khi lượng truy vấn zone tăng cao tại primary server thì nó sẽ chuyển bớt tải sang cho secondary server .Hoặc khi primary server gặp sự cố không hoạt động được thì secondary server sẽ hoạt động thay thế cho đến khi primary server hoạt động trở lại. Secondary server nên được đặt ở gần với primary server và client để có thể phục vụ cho việc truy vấn tên miền dễ dàng hơn. Nhưng không nên cài đặt secondary server trên cùng một mạng con (subnet) hoặc cùng một kết nối với primary server. Để khi primary server có kết nối bị hỏng thì cũng không có ảnh hưởng đến secondary server. Primary server thường xuyên thay đổi hoặc thêm vào các zone mới. Nên DNS server sử dụng cơ chế cho phép secondary lấy thông tin từ primary server và lưu trữ nó. Có hai giải pháp lấy thông tin về các zone mới là lấy toàn bộ (full) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incremental) +Caching-only server
Tất cả các DNS server đều có khả năng lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ cache của máy để trả lời truy vấn một cách nhanh chóng. Nhưng hê thống DNS còn có một loại Caching- only server.Loại này chỉ sử dụng cho việc truy vấn, lưu giữ câu trả lờ dựa trên thông tin có trên cache của máy và cho kết quả truy vấn. Chúng không hề quản lý một domain nào và thông tin mà nó chỉ giới hạn những gì được lưu trên cache của server. Lúc ban đầu khi server bắt đầu chạy thì nó không lưu thông tin nào trong cache. Thông tin sẽ được cập nhật theo thời gian khi các client server truy vấn dịch vụ DNS. Nếu bạn sử dụng kết nối mạng WAN tốc độ thấp thì việc sử dụng caching-only DNS server là giải pháp hữu hiệu cho phép giảm lưu lượng thông tin truy vấn trên đường truyền. Caching-only có khả năng trả lời các câu truy vấn đến client. Nhưng không chứa zone nào và cũng không có quyền quản lý bất kì domain nào. Nó sử dụng bộ cache của mình để lưu các truy vấn của DNS của client. Thông tin sẽ được lưu trong cache để trả lời các truy vấn đến client. 2 Đồng bộ dữ liệu giữa các DNS server( Zone transfer) a) Các phương pháp đồng bộ dữ liệu giữa các DNS server Do đề ph òng rủi ro khi DNS server không hoạt động hoặc kết nối bị đứt ngưòi ta khuyên nên dùng hơn một DNS server để quản lý một zone nhằm tránh trục trặc đường truyền. Do vậy ta phải có cơ chể chuyển dữ liệu các zone và đồng bộ giữa các DNS server khác nhau. Có hai cách để đồng bộ dữ liệu giữa các DNS server là primary server và secondary server như : Truyền toàn bộ zone(all zone transfer) và truyền phần thay đổi (Incremental zone transfer) +Truyền toàn bộ zone (all zone transfer ) Khi một DNS server mới được thêm vào mạng thì nó được cấu hình như một secondary server mới cho một zone đã tồn tại. Nó sẽ tiến hành nhần toàn bộ dữ liệu từ primary server. Đối với các DNS server phiên bản đầu tiên thường dùng giải pháp lấy toàn bộ các cơ sở dữ liệu khi có các thay đổi trong zone. +Truyền phần thay đổi(Incremental zone) Theo giải pháp này là chỉ truyền những những dữ liệu thay đổi của zone .
https://www.vnnic.vn/dns/congnghe/h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-t%C3%AAn-mi%E1%BB%81n
     
 
what is notes.io
 

Notes.io is a web-based application for taking notes. You can take your notes and share with others people. If you like taking long notes, notes.io is designed for you. To date, over 8,000,000,000 notes created and continuing...

With notes.io;

  • * You can take a note from anywhere and any device with internet connection.
  • * You can share the notes in social platforms (YouTube, Facebook, Twitter, instagram etc.).
  • * You can quickly share your contents without website, blog and e-mail.
  • * You don't need to create any Account to share a note. As you wish you can use quick, easy and best shortened notes with sms, websites, e-mail, or messaging services (WhatsApp, iMessage, Telegram, Signal).
  • * Notes.io has fabulous infrastructure design for a short link and allows you to share the note as an easy and understandable link.

Fast: Notes.io is built for speed and performance. You can take a notes quickly and browse your archive.

Easy: Notes.io doesn’t require installation. Just write and share note!

Short: Notes.io’s url just 8 character. You’ll get shorten link of your note when you want to share. (Ex: notes.io/q )

Free: Notes.io works for 12 years and has been free since the day it was started.


You immediately create your first note and start sharing with the ones you wish. If you want to contact us, you can use the following communication channels;


Email: [email protected]

Twitter: http://twitter.com/notesio

Instagram: http://instagram.com/notes.io

Facebook: http://facebook.com/notesio



Regards;
Notes.io Team

     
 
Shortened Note Link
 
 
Looding Image
 
     
 
Long File
 
 

For written notes was greater than 18KB Unable to shorten.

To be smaller than 18KB, please organize your notes, or sign in.