Notes
Notes - notes.io |
Cụ thể các nội dung và phương pháp sẽ được đề cập đến trong bài là:
0. Trải nghiệm người dùng (UX) và tính khả dụng ( Usability )
1. Usability Inspection (Heuristic Evaluation & Cognitive Walkthrough)– Phương pháp thẩm định
2. Usability Testing with User – kiểm tra độ khả dụng với người dùng thực.
3. Behavior tracking – Theo dõi hành vi người dùng
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0. Trải nghiệm người dùng (UX) và Tính khả dụng (Usability)
*Trải nghiệm người dùng
Khái niệm tương tác ở đây cũng tương đối rộng, nhưng với OLABS thì chúng tôi định nghĩa là ngay khi người dùng nghe tới sản phẩm của bạn, đó đã là tương tác với sản phẩm. Một cái tên sản phẩm cũng sẽ để lại trong người dùng những suy nghĩ, nhận định về sản phẩm một cách vô thức
Trong mảng sản phẩm kỹ thuật số, hay cụ thể như một ứng dụng di động, chúng ta có thể lấy những vị dụ về trải nghiệm như: App tiện thật! App chậm thế, app đẹp thật, chuyển động xịn quá, Ôi lại lừa rồi, App này nói linh tinh, Ai cần cái tính năng này, tính năng này dở hơi…
*Tính khả dụng ( usability )
Trong khi trải nghiệm người dùng là một định nghĩa rất rộng và liên đới đến tất cả các bước và các tầng của việc phát triên sản phảm thì Tính khả dụng đề cập đến một phạm trù cũng trừu tượng nhưng dễ nắm bắt hơn và có thể định nghĩa rõ ràng hơn đó là “Độ dễ dùng” của sản phẩm.
🤔Khả năng học (Learnability) : Mức độ dễ dàng cho người dùng hoàn thành tác vụ khi lần đầu tiên sử dụng sản phẩm.
⚡Độ hiệu quả (Efficiency) : được đo bằng độ nhanh, chậm của việc hoàn thành tác vụ khi người dùng đã học được thiết kế.
🧠Khả năng ghi nhớ( Memorability): Nếu người dùng quay lại sử dụng sản phẩm sau một khoảng thời gian nhất định, có dễ không để người dùng có thể tái hiện được được khả năng sử dụng được đo đạc trong độ hiệu quả
⚠️Khả năng xử lý lỗi (Errors): một tập các chỉ số về số lượng lỗi gặp phải, độ nghiêm trọng, khả năng ngăn chặn việc người dùng gây ra lỗi và khả năng hồi phục lại trạng thái trước khi gặp lỗi…
☺️Độ thỏa mãn (Satisfaction): Người dùng có dễ chịu khi sử dụng sản phẩm?
Như bạn có thể thấy ở trên, những yếu tố trên là những yếu tố rất cơ sở để có một sản phẩm hữu dụng, Nhắc lại rằng Trong việc đánh giá trải nghiệm người dùng của bài viết này, chúng tôi đưa ra giả định rằng những tính năng bạn đưa ra là những tính năng người dùng thực sự mong muốn, được đưa ra với mục đích giải quyết được vấn đề của người dùng.
👉Key take-away: Trong thực tế phát triển sản phẩm phần mềm hiện đại, chúng ta có thể không đi quá sâu vào các chỉ số quá chi tiết và đồ sộ theo các chuẩn iso vì tốc độ thay đổi chóng mặt của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng có thể nói nôm na là, Usability là cơ sở của việc một tính năng được triển khai một cách hiệu quả, đảm bảo trải nghiệm sử dụng tính năng tốt nhất cho người dùng .
1. Usability Inspection – Phương pháp thẩm định
Phương pháp này thường được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của việc phát triển sản phẩm và được ưu tiên do sự tiết kiệm thời gian. Phương pháp này được phát triển bởi nhà khoa học Boehm et al. (1976). Trong phương pháp này, việc đánh giá thiết kế của hệ thống phần mềm sẽ được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm, đặc biệt là kinh nghiệm về UX. Nó cung cấp các góc nhìn và quan điểm, góp ý từ những chuyên gia về cách cải tiến sản phẩm. 2 phương pháp Inspection thường được sử dụng nhất là:
☑️ Heuristic Evaluation:
Đây là một phương pháp nhanh, tiết kiệm và dễ thực hiện được sử dụng để tìm ra những điểm còn thiếu sót và những vấn đề đang tồn đọng của việc thiết kế giao diện người dùng. Người đánh giá sẽ sử dụng một (hoặc một vài) bộ Checklist các quy tắc HE để kiểm tra Usability của sản phẩm, thiết kế. Quy trình thực hiện phương pháp này bao gồm các bước sau:
1. Lựa chọn bộ Checklist quy tắc Heuristic Evaluation
2. Lựa chọn người test
3. Training người test
4. Tiến hành test
5. Tổng hợp và báo cáo kết quả
Hiện tại ở OLABS, chúng tôi đang sử dụng bộ check list của Neilson Norman Group, chỉnh sửa tối ưu cho từng sản phẩm. Đây là bộ checklist được đánh giá cao nhất. Phương pháp này theo thống kê của OLABS đã xác định được đến 50% – 70% tổng số lỗi usability trong toàn bộ quá trình thiết kế sản phẩm ở Onteractive.
🚶♀️Cognitive Walkthrough:
Đây là một phương pháp mà một hoặc một vài người đánh giá sẽ thực hiện 1 chuỗi các tác vụ và hỏi một loạt các câu hỏi từ góc độ của người dùng khi người dùng quan sát người đánh giá thực hiện các tác vụ đó. Cognitive Walkthrough sẽ tập trung vào việc thấu hiểu khả năng học hỏi của người dùng mới hoặc người dùng không quen sử dụng đối với hệ thống. Đây là một phương pháp được tạo ra và coi như một công cụ để đánh giá những hệ thống walk-up-and-use, hay còn gọi là hệ thống sử dụng nhanh như là các hòm thư, máy ATM hay những triển lãm tương tác nơi mà người dùng không được dạy phải sử dụng như thế nào. Quy trình thực hiện phương pháp này bao gồm các bước sau:
1. Lựa chọn người test & người dùng cuối
2. Training người test
3. Mời người dùng
4. Tiến hành test
5. Tổng hợp và báo cáo kết quả
2. Usability testing. Kiểm thử tính khả dụng với người dùng thật.
Setup cơ bản để làm usability testing- Nguồn UX Collective
Phương pháp này thường được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của việc phát triển sản phẩm và được ưu tiên do độ hiệu quả cao của nó Đây là một phương pháp đạt hiệu quả cao trong việc tiến hành đánh giá Usability của sản phẩm. Phương pháp này bản chất là việc mời người dùng đến một môi trường trung tính, trong đó đã được chuẩn bị sẵn thiết bị ghi hình và ghi âm, sau đó có 2-3 người quan sát và ghi chép, 1 người phỏng vấn và người dùng sẽ tiến hành sử dụng sản phẩm theo yêu cầu của người phỏng vấn đồng thời trả lời các câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra.
Quy trình thực hiện phương pháp này bao gồm các bước sau:
1. Lên kế hoạch
2. Xây dựng tiêu chuẩn người dùng mục tiêu ( persona )
3. Lên kịch bản test
4. Tiến hành Pilot Test (chạy thử)
5. Mời người dùng
6. Tiến hành test thật
7. Tổng hợp và báo cáo kết quả
Từ kinh nghiệm triển khai: phương pháp này là một phương pháp cũng tương đối tốn kém ở thị trường Việt Nam, nếu nhóm của bạn có budget hạn chế, có thể giảm số lượng người test / persona người dùng.
+ Ít nhất vẫn nên có 4 users / persona.
+ Cố gắng lồng những câu hỏi định tính vào để củng cố persona user, nhưng cũng không để bị ảnh hưởng tới quá trình test. Ví dụ những câu hỏi về context sử dụng thông thường và câu chuyện người dùng hoàn toàn có thể hỏi trước khi vào test. Trừ khi thời lượng test quá dài.
3. Real behavior tracking – theo dõi hành vi sử dụng thực tế.
Hiện nay có rất nhiều công cụ hiện đạị có thể giúp team sản phẩm theo dõi hành vi thực tế như Google Analytic, HotJar, các công cụ này giúpbạn thấy một cách rõ ràng việc người dùng sử dụng sản phẩm của mình thế nào trong điều kiện thực tế. Các thông số như task time để tính độ hiệu quả, hay số lỗi etc.. đều hoàn toàn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng và thậm chí tự động nếu bạn đặt những lệnh theo dõi cụ thể.
Bạn thực sự không nên chờ đợi gì! nếu bạn nghiêm túc với sản phẩm của mình, hãy bắt đầu theo dõi hành vi sử dụng của người dùng của mình ngay bây giờ. Sau đó, để thực hiện được tracking hiệu quả, bạn và nhóm của mình thực hiện một số các bước sau:
1. Lên các chỉ tiêu cụ thể cho khả năng sử dụng của sản phẩm ( ví dụ thời gian hoàn thành task, độ phức tạp của task vv.. )
2. Lên kế hoạch thu hoạch dữ liệu. Gắn quy trình của bạn với một kế hoạch cụ thể, ví dụ đánh giá theo tuần, để đảm bảo dữ liệu của bạn không chỉ nằm ở đó.
3. Liên tục cập nhật bộ chỉ tiêu cũng như các chỉ số đo lường.
Nguồn: http://olabs.onteractive.eu/olabs_article/danh-gia-chat-luong-trai-nghiem-nguoi-dung-cua-san-pham-bat-dau-tu-dau/
|
Notes.io is a web-based application for taking notes. You can take your notes and share with others people. If you like taking long notes, notes.io is designed for you. To date, over 8,000,000,000 notes created and continuing...
With notes.io;
- * You can take a note from anywhere and any device with internet connection.
- * You can share the notes in social platforms (YouTube, Facebook, Twitter, instagram etc.).
- * You can quickly share your contents without website, blog and e-mail.
- * You don't need to create any Account to share a note. As you wish you can use quick, easy and best shortened notes with sms, websites, e-mail, or messaging services (WhatsApp, iMessage, Telegram, Signal).
- * Notes.io has fabulous infrastructure design for a short link and allows you to share the note as an easy and understandable link.
Fast: Notes.io is built for speed and performance. You can take a notes quickly and browse your archive.
Easy: Notes.io doesn’t require installation. Just write and share note!
Short: Notes.io’s url just 8 character. You’ll get shorten link of your note when you want to share. (Ex: notes.io/q )
Free: Notes.io works for 12 years and has been free since the day it was started.
You immediately create your first note and start sharing with the ones you wish. If you want to contact us, you can use the following communication channels;
Email: [email protected]
Twitter: http://twitter.com/notesio
Instagram: http://instagram.com/notes.io
Facebook: http://facebook.com/notesio
Regards;
Notes.io Team