NotesWhat is notes.io?

Notes brand slogan

Notes - notes.io

I. Mục tiêu báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a/ Tài sản;
b/ Nợ phải trả;
c/ Vốn chủ sở hữu;
d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;
đ/ Các luồng tiền.
- Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp ngườisử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.

II. Đặc trưng báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính là những bảng điểm
- Có hàng triệu nhà đầu tư cá nhân trên thế giới. Trong khi có nhiều nhà đầu tư lựa chọn quỹ tương hỗ để đầu tư, thì cũng có rất nhiều người khác đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu. Việc đầu tư thận trọng đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những công ty chất lượng có bảng cân đối kế toán tốt, doanh thu bền vững và dòng tiền dương.
2. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CẦN DÙNG
- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3. NHẬN THỨC ĐƯỢC THÔNG TIN ĐẰNG SAU NHỮNG CON SỐ
- Các con số trong báo cáo tài chính của một công ty phản ánh các sự kiện ở thế giới thực. Những con số này và các tỉ số/chỉ số rút ra từ việc phân tích đầu tư sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn hình dung các sự kiện thực tế ẩn sau dạng thông tin định lượng này. Ví dụ, trước khi bạn bắt đầu suy ngẫm những con số đó, hãy tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty, sản phẩm, dịch vụ của nó, và lĩnh vực mà nó hoạt động.

4. SỰ ĐA DẠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

- Đừng hy vọng báo cáo tài chính chỉ có duy nhất một khuôn mẫu. Rất nhiều bài báo và sách vở viết về phân tích báo cáo tài chính đều áp dụng một cách tiếp cận cứng nhắc cho nhiều trường hợp khác nhau. Hãy nhớ rằng sự đa dạng vốn có trong hoạt động kinh doanh dẫn đến sự đa dạng trong cách báo cáo tài chính. Điều này đặc biệt đúng với bảng cân đối kế toán, còn báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ ít gặp phải hiện tượng này.

5. THÁCH THỨC TRONG VIỆC HIỂU CÁC THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH
6. KẾ TOÁN LÀ NGHỆ THUẬT KHÔNG PHẢI KHOA HỌC
- Sự thể hiện tình hình tài chính của một công ty, như được mô tả trong báo cáo tài chính, chịu tác động bởi các ước tính và đánh giá của ban quản trị. Trong trường hợp tốt nhất, ban quản trị có thể trung thực và công tâm tuyệt đối, còn các kiểm toán viên độc lập sẽ nghiêm túc, khắc khe và không nhượng bộ. Bất kể trong trường hợp nào, nhà đầu tư nên thận trọng tìm hiểu và thận trọng khi phân tích báo cáo tài chính bởi sự thiếu chính xác vốn dĩ rất khó tránh trong quy trình kế toán.

7. HAI NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHÍNH
- Những nguyên tắc kế toán phổ biến được chấp nhận (GAAP- ở Mỹ) được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Tổng số các khái niệm và giả định về kế toán là rất lớn. Với các nhà đầu tư, nguyên tắc giá gốc và kế toán dồn tích là hai nguyên tắc cơ bản cần nắm vững. Theo GAAP, tài sản được ghi nhận giá ở thời điểm doanh nghiệp mua (giá gốc hay giá lịch sử), dù giá này có thể khác biệt đáng kể so với giá hiện hành trên thị trường. Doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, và chi phí được ghi nhận khi phát sinh. Nhìn chung, dòng giá trị này không xảy ra đồng thời với những dòng tiền mặt vào và ra thực tế của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao dòng tiền trở nên vô cùng quan trọng.

8. Các thông tin không có trong báo cáo tài chính
- Các thông tin về tình hình kinh tế, triển vọng ngành, mức độ cạnh tranh, động lực thị trường, đổi mới công nghệ, chất lượng quản lý và lực lượng lao động không được phản ánh trực tiếp trong báo cáo tài chính của công ty. Các nhà đầu tư cần phải biết rằng nhũng thông tin từ báo cáo tài chính mặc dù quan trọng nhưng chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh đầu tư rộng lớn hơn.

9. CÁC TỈ SỐ VÀ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
- Các con số tuyệt đối trong báo cáo tài chính không có nhiều giá trị khi phân tích đầu tư. Do đó, để đánh giá kết quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty, nhà đầu tư cần chuyển chúng thành những tỉ số, chỉ số tương đối. Các tỉ số và chỉ số này phải được xem xét trong một thời gian dài để phản ánh các xu hướng. Một lần nữa, hãy thận trọng với suy nghĩ chỉ có một khuôn mẫu duy nhất. Các thước đo tài chính có thể khác nhau đáng kể tùy vào ngành, quy mô và giai đoạn phát triển của công ty.

10. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- Khó có thể chỉ dùng các con số trong báo cáo tài chính để cung cấp những thông tin như các cơ quan quản lý yêu cầu. Các nhà phân tích chuyên nghiệp đều đồng tình rằng sự hiểu biết kỹ lưỡng về thuyết minh báo cáo tài chính là rất cần thiết trong trường hợp cần đánh giá đúng hiệu quả và tình hình tài chính của công ty.

11. BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
- Các nhà đầu tư khôn ngoan chỉ nên cân nhắc đầu tư vào các công ty có báo cáo tài chính đã kiểm toán, và đây cũng là yêu cầu với tất cả các công ty đại chúng. Trước khi tìm hiểu sâu báo cáo tài chính của một công ty, phải đọc báo cáo của kiểm toán viên. Ý kiến của kiểm toán có thể tốt hoặc xấu, và trong trường hợp thứ hai, bạn không nên tiếp tục đầu tư vào công ty này.

12. BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
- Nhìn chung, cụm từ “hợp nhất” xuất hiện trong tên một báo cáo tài chính, như trong bảng cân đối kế toán hợp nhất. Sự hợp nhất của công ty mẹ và công ty con (sở hữu hơn 50%) có nghĩa là hoạt động của các thực thể riêng lẻ được hợp lại coi như một đơn vị kinh tế. Tập quán này giả định rằng báo cáo hợp nhất của một thực thể có ý nghĩa hơn báo cáo của các thực thể riêng lẻ.

III. CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.
- Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải:
+ Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định trong chính sách kế toán;
+ Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;
+ Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng;
b.Đáng tin cậy, khi:
+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
+Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
+Trình bày khách quan, không thiên vị;
+Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
+Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
- Trong trường hợp không có chuẩn mực kế toán hướng dẫn riêng, khi xây dựng các phương pháp kế toán cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét:
- a) Những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tương tự và có liên quan;
- b) Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí được quy định trong chuẩn mực chung;
- c) Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuận khi những qui định này phù hợp với các điểm (a) và (b) của đoạn này.

IV. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Nguyên tắc 1:
- Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo Chuẩn mực kế toán “ Trình bày Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải thực hiện lập và trình bày Báo cáo tài chính theo các nguyên tắc sau:
– Hoạt động liên tục
+ Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của mình. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.
+ Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
– Cơ sở dồn tích
+ Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.
+ Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
+ Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
– Nhất quán
+ Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
– Trọng yếu và tập hợp
+ Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
+ Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
+ Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu.
– Bù trừ
+ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ . Do vậy DN phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC.
+ Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu.
+ Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
– Có thể so sánh
+ Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước.
+ Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại.

2. Nguyên tắc 2
- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

3. Nguyên tắc 3
- Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
4. Nguyên tắc 4
- Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
a) Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;
b) Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
c) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.
5. Nguyên tắc 5
- Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
6. Nguyên tắc 6
- Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
7. Nguyên tắc 7
- Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.
V. CÁC YẾU TỐ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
- Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
+ Tài sản: là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
+ Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
+ Vốn chủ sở hữu: là giá trị vốn của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ Nợ phải trả
- Khi xác định các khoản mục trong cacs yếu tố của BCTC phải chú ý đén hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng
2. Tình hình kinh doanh
- Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh
- Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí được định nghĩa như sau
+ Doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp , góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
+ Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sỡ hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

     
 
what is notes.io
 

Notes.io is a web-based application for taking notes. You can take your notes and share with others people. If you like taking long notes, notes.io is designed for you. To date, over 8,000,000,000 notes created and continuing...

With notes.io;

  • * You can take a note from anywhere and any device with internet connection.
  • * You can share the notes in social platforms (YouTube, Facebook, Twitter, instagram etc.).
  • * You can quickly share your contents without website, blog and e-mail.
  • * You don't need to create any Account to share a note. As you wish you can use quick, easy and best shortened notes with sms, websites, e-mail, or messaging services (WhatsApp, iMessage, Telegram, Signal).
  • * Notes.io has fabulous infrastructure design for a short link and allows you to share the note as an easy and understandable link.

Fast: Notes.io is built for speed and performance. You can take a notes quickly and browse your archive.

Easy: Notes.io doesn’t require installation. Just write and share note!

Short: Notes.io’s url just 8 character. You’ll get shorten link of your note when you want to share. (Ex: notes.io/q )

Free: Notes.io works for 12 years and has been free since the day it was started.


You immediately create your first note and start sharing with the ones you wish. If you want to contact us, you can use the following communication channels;


Email: [email protected]

Twitter: http://twitter.com/notesio

Instagram: http://instagram.com/notes.io

Facebook: http://facebook.com/notesio



Regards;
Notes.io Team

     
 
Shortened Note Link
 
 
Looding Image
 
     
 
Long File
 
 

For written notes was greater than 18KB Unable to shorten.

To be smaller than 18KB, please organize your notes, or sign in.