NotesWhat is notes.io?

Notes brand slogan

Notes - notes.io

Nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, Bằng Việt đã từng bộcbạch :“Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. Bằng Việt đã đem nỗi niềm nhớ bà dồn nén hết vào bài thơ “bếp lửa”, được tác giả đưa vào tập “hương cây - bếp lửa”. Đoạn thơ trên là dòng chảy của quá khứ, một thước phim tua chậm về tuổi thơ của nhà thơ trong kháng chiến chống Pháp.
Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn cảm xúc về bà, tác giả nhớ về bà, nhớ về cuộc đời gian khổ, vất vả của bà, để rồi viết nên những câu thơ :
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Vào một buổi sớm khi mặt trời vẫn còn lấp ló, sương vẫn còn bay mịt mù trong không gian, người cháu bất chợt thức dậy và nhìn thấy bà đang nhóm lửa. Mở đầu câu thơ là hình ảnh của “một bếp lửa”, hình ảnh ấy được nhà thơ điệp tới hai lần, xuất hiện ở đầu hai câu thơ khiến cho tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc của toàn bài. Viết về bếp lửa, Bằng Việt viết với giọng thơ sâu lắng, đong đầy những hoài niệm, bếp lửa đã đi vào tiềm thức, là một dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí của người cháu, và mỗi lần nghĩ về bếp lửa, người cháu lại có cảm giác nhói trong lòng. Phải chăng đằng sau bếp lửa còn có một hình ảnh nào khác nữa? Đó là người bà, hình bóng của người bà tần tảo thức khuya, dậy sớm để chăm sóc cháu khiến cho người cháu không thể nào quên, cháu vẫn luôn nhớ mãi cái hình bóng thân thương mà quen thuộc ấy, để khi cháu xa bà, hình bóng ấy vẫn luôn dai dẳng trong đầu cháu, và được gợi nhắc nhiều hơn qua hình ảnh của bếp lửa. Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam vào buổi sớm mai, nhất là vào mùa đông lạnh giá, bếp lửa mang lại hơi ấm, giúp con người xích lại gần nhau hơn, vì vậy, bếp lửa luôn ấm nóng là dấu hiệu của một gia đình hạnh phúc, tràn đầy yêu thương. Hình ảnh bếp lửa được nhà thơ cảm nhận rõ bằng thị giác, ngọn lửa ẩn hiện trong làm sương sớm “chờn vờn”. Hình ảnh “chờn vờn” thật sống động , gợi nên một ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “chờn vờn” gợi nhớ, gợi thương đến hình dáng bập bùng của ngọn lửa, cái bập bùng của ngọn lửa trong căn bếp dường như không chỉ rạo rực vách tường mỗi sớm mai nào mà giờ đây còn là cái “chập chờn” trong lòng của người con xa quê. Bếp lửa chờn vờn hay ký ức đang chờn vờn sống dậy trong tâm trí người cháu?. Bếp lửa không chỉ sưởi ấm người cháu mà còn sưởi ấm cả người đọc qua hình ảnh ẩn dụ “ấp iu nồng đượm”. Ở đây, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ láy tượng hình “ấp iu”. Ở câu thơ thứ hai này, nhiều người cho rằng “ấp iu” không được coi là từ láy”. Nhưng đây là một sự sáng tạo trong cách dùng từ của Bằng Việt, “ấp iu” là sự kết hợp tinh tế giữa hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”, qua đó để gợi nên một bàn tay kiên nhẫn, một bàn tay khéo léo để thắp lên ngọn lửa sáng hồng, ngọn lửa được đốt lên khôgn chỉ bởi than, rơm mà còn là tấm lòng chi chút của, bà thương cháu, yêu cháu, bà không muốn cháu bị lạnh giữa mùa đông, bà muốn cháu có được một giấc ngủ ấm áp trọn vẹn, cảm động làm sao! Hình ảnh của bà trong “bếp lửa”gợi cho ta liên tưởng tới người bà của nhà thơ Xuân Quỳnh trong “tiếng gà trưa”, bà chắt chiu, nhẹ nhàng nhặt từng quả trứng với đôi tay khéo léo và đôn hậu :
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Cả hai bài thơ “bếp lửa” và “tiếng gà trưa” đều nói về tình cảm gia đình tha thiết, tình bà ấm áp thiêng liêng nhưng bài thơ “bếp lửa” không chỉ dừng lại ở đó mà bài thơ còn là dòng hồi ức của người cháu về bà, dòng hồi ức ấy không ngưng ùa về trong tâm trí kể cả khi người cháu đang sống xa nhà. Người bà ân cần nhóm nhen ngọn lửa tình cảm ấy, cũng giống như đôi tay bà chăm sóc cho cháu nhẹ nhàng quan tâm, hình ảnh người người bà như làn khói từ bếp vào mỗi buổi sớm mai, hình ảnh khổ cực chăm nuôi của bà dãi dầu nắng mưa càng thắp lên trong lonhg người cháu rõ rệt vết hằn nỗi nhớ
Một cách tự nhiên, hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng cảm xúc yêu thương, mãnh liệt trong lòng người cháu :
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Tình thương của cháu với bà được bộc lộ trực tiếp và giản dị. Cháu thương bà - lời thốt lên từ trái tim cháu thật chân thật,thật xúc động. Trong lòng của cháu đi xa trào dần lên những cảm xúc mãnh liệt, cháu thương bà lặng lẽ, âm thầm đi qua biết bao gian khó, biết bao nắng mưa. “Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ khéo léo cho cuộc đời khổ cực, lao đao của bà, có lẽ lúc này, người cháu đã nhận thức được đôi vai gầy bà đã gánh gồng bao sương gió, tấm lưng còng đã đội bao nắng mưa, vì vậy mà cháu càng yêu bà nhiều hơn. Hai tiếng “thương bà” đi liền với tâm trạng xao xuyến, thương bà vì bà phải trải qua nhiều gian khó, vất vả, thương bà vì cuộc đời bà đầy cay đắng, thấm đậm sương muối. “Thương” là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia và bao hàm cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, phải chăng rằng đằng sau chữ “thương” là một lời cảm ơn âm thầm của cháu dành cho bà. Cảm ơn bà bà vì đã yêu thương cháu, nuôi nấng cháu, cảm ơn bà vì đã hi sinh để cháu có một bữa ăn no dù bà đã tuổi dưỡng già, cảm ơn bà vì đã luôn bên cạnh cháu, cho cháu hơi ấm của tình thương, cháu yêu bà, nhớ thương rất nhiều. Như vậy, với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm và nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Có thể coi đây là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ, từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa và bà và cả những kỉ niệm buồn vui khi ở bên cạnh bà. .Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh nổi bật và gắn bó mật thiết với nhau, nhòe lẫn trong nhau đó là “bà” và “bếp lửa”. Trong hồi tưởng của người cháu, hình ảnh bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Qua bao năm tháng, nắng mưa, bà vẫn nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời, trong mọi cảnh ngộ. Bếp lửa là biểu hiện cụ thể, đầy gợi cảm về sự tần tảo, sự chăm sóc, yêu thương của bà dành cho cháu và những người thân. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa ban ngày bà chăm chút. Bếp lửa còn gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà. Bếp lửa ấy cứ ám ảnh day dứt trong tâm trí, trong nỗi nhớ mà nhà thơ luôn trân trọng, gìn giữ. Chính vì điều đó, khi nghĩ đến bếp lửa, hình ảnh người bà nhân hậu lại hiện lên rất rõ trong tâm trí của nhà thơ.
Cả tuổi thơ cháu ở bên bà, khắc sâu trong tâm trí cháu là hình ảnh về bếp lửa, để rồi khi người cháu đi xa vẫn luôn hồi tưởng về bà, về những kì niệm được sống bên bà. Đó là kỷ niệm tuổi thơ những tháng năm thiếu thốn nhọc nhằn hồi lên bốn tuổi:
”Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
Nếu trong đoạn trích “trong lòng mẹ”, tuổi thơ ấu của Nguyên Hồng gắn với hình ảnh người mẹ và những người cùng mà ông yêu thươn thì đối với Bằng Việt, thời thơ ấu của ông gắn với một bếp lửa và một người bà thân thương, mộc mạc. Lời thơ giản dị, nhẹ nhàm cùng với thành ngữ “đói mòn đói mỏi” như đưa ta trở về quá khứ của những năm 1945, nhắc đến năm 1945, chúng ta sẽ phải rợn mình trước nạn đói năm ấy, khiến hơn hai triệu đồng bào ta bị chết vì đói. Năm 1945 là năm của sự đau thương và mất mát, trong tác phẩm “vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, ông cũng từng tái hiện cảnh tượng ấy : “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào mà người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Và người cháu đã lớn lên trong hoàn cảnh như vậy đấy, một bóng đen tâm lý ghê rợn trong tuổi thơ của người cháu. Cái đói ấy cứ kéo dài theo năm tháng khiến con người ta mỏi mệt, kiệt sức, nhưng câu thơ lay động tâm trí người đọc bằng những hình ảnh con người gầy rạc, chết dần chết mòn vì cái đói hành hạ trên làng quên tiêu điều, xơ xác. Câu thơ trĩu xuống khiến lòng người nao nao nghẹn ngào khi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ ấy. Tuổi thơ của người cháu phải sống trong cảnh đói nghèo, phải chứng kiến từng người ra đi vì cái đói hành hạ, phải chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Một đứa trẻ bốn tuổi làm sao có thể chịu đừng được những điều ấy, hình ảnh ghê rợn ấy như khắc sâu trong tâm trí của người cháu, như bóng đen không cách xóa đi được. Nhà thơ như đang kể lại cuộc sống ngày ấy “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”. Nhà thơ vừa tả, vừa kể, bút pháp kể tả được đan lồng vào nhau khiến cho hình ảnh câu thơ trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Vì đói, vì nghèo mà người bố phải bươn chải khắp nơi, vắt kiệt sức lực của mình để chắt chiu ra từng hạt cơm nuôi sống cả nhà, tấm thân gầy guộc ấy của bố cùng với con ngựa gầy khiến Bằng Việt không thể nào quên. Câu thơ miêu tả cái biểu hiện đáng sợ của “giặc đói”, vừa là nguyên nhân khiến đứa cháu phải sống xa ba mẹ từ khi còn nhỏ. Cái đói cái nghèo lan tràn thôn xóm khiến người bố phải lên thành thị đánh xe cùng con ngựa gầy rạc, bỏ lại đứa con thơ cho bà chăm non. Thật cảm động , thật xót xiết bao, chúng ta không chỉ đau xót cho người cháu và gia đình người cháu mà ta còn đau xót cho cả những đứa trẻ, những gia đình có hoàn cảnh như vậy, và cả những con người phải chết vì đói. Nhà thơ bày tỏ nỗi niềm thương cảm trước hoàn cảnh của nước ta lúc bấy giờ
Trước những năm đói khổ ấy, cháu cùng bà nhóm lửa, làn khói tỏa ra từ bếp lửa khiến người cháu nhớ mãi :
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Khói bếp của bà chẳng làm no lòng cháu nhưng đã lưu giữ một kì niệm sống mãi không nguôi, mùi khói hun nhèm mắt cháu để mỗi lần người cháu nghĩ lại “sống mũi vẫn còn cay”, cay vì khói bếp, cay vì cuộc sống nhọc nhằn, gian khổ, thiếu thốn, cái cay của một cậu bé mới chỉ lên bốn tuổi thật tội nghiệp làm sao, mùi khói bếp tuy không thơm nhưng lại tỏa ngào ngạt, xua tan mùi tử khí, quện chặt trong kí ức của người cháu. Bao trùm trong xã hội lúc bấy giờ là cái đói ghê rợn, trong ký ức người cháu nó vẫn còn dai dẳng lắm, khủng khiếp lắm! Hơn 20 năm trôi qua, khói vẫn làm cay mắt cháu như thể mới chỉ vừa hun nhèm mà thôi! Là mùi khói làm cay mắt cháu hay chính lòng của người cháu không thể cầm được nước mắt vì nhớ thương bà?
Bà đã cùng cháu đi qua những năm tháng đói khổ như vậy. Để rồi suốt những năm tháng tuổi thơ, hình ảnh người bà vẫn gắn liền bên cháu, cùng cháu nhóm lên ngọn lửa trong suốt tám năm ròng
”Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
Tám năm đối với nhiều người không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng lại là cả tuổi thơ của người cháu. Tám năm ròng ấy, cháu ở cùng bà, nhận được sự yêu thương, chở che của bà, cuộc sống của hai bà cháu tuy vất vả nhưng luôn tràn đầy tình yêu thương. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, là chỗ dựa tinh thần, sự cưu mang, đùm bọc chi chút của bà. Bà và cháu đã nhóm lên ngọn lửa của sự sống, của tình yêu thương cháy bỏng nơi trái tim của một cậu bé hồn nhiên. Hình ảnh bếp lửa gợi cho người cháu liên tưởng tới hình ảnh con chim tu hú - âm thanh quen thuộc của làng quê vào mỗi độ hè về, để báo hiệu một mùa lúa chín vàng, vải chín đẻ cành, tiếng chim vang vọng như xoáy sâu vào trong lòng của người cháu. Tiếng chim tu hú như giục giã lúa mau chín, để người dân thoát khỏi cái đói và tiếng chim tu hú còn giống như một chiếc đồng hồ báo thức của người cháu để cháu nhắc bà rằng :”Bà ơi đến giờ kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy”. Tiếng chim tu hú được điệp ba lần khiến cho âm điệu câu thơ càng thêm bồi hồi, tha thiết, trở thành biểu tượng của một sự khắc khoải khôn nguôi. Tiếng chim tu hú đã trở thành một khoảng trời kì niệm nhẹ nhàng đậm tình thương giữa bà và cháu, trở thành điệp khúc chủ âm của dòng hoài niệm hồi lên tám tuổi, khắc họa một không gian sống vắng lặng, mênh mông, vừa gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải, da diết, rợn ngợp, tiếng chim lúc mơ hồ, lúc văng vẳng trên những cánh đồng xa bạt ngạt, gọi mùa hè vàng ươm trong mường tượng của người tù Cách mạng :
“Khi chim tu hú gọi bầy
Lửa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp dây vàng hát đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
( Khi con tu hú - Tố Hữu )
Nếu Tố Hữu thốt lên một tràng thơ với những hình ảnh của thiên nhiên sống động dù đang chịu cảnh ngục tù thì Bằng Việt chỉ thốt lên một câu duy nhất “tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”. Tha thiết vì tiếng chim tu hú kêu khắc khoải hay tha thiết về những câu chuyện mà kể cháu nghe, bà sưởi ấm tuổi thơ của cháu, để cháu không còn cảm thấy nhọc nhằn, cháu yêu bà, cảm thấy thươn bà khi nghe bà kể chuyện về cuộc đời. Bằng nét thơ sáng tạo, người cháu đã thể hiện tình cảm của mình dành cho bà khi tâm sự chân thành với những tiếng chim tu hú bình dị trên những cánh đồng xa. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu khiến cho nỗi nhớ của người cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi.
Trong ký ức của mình, tác giả chẳng thể nào quên được dù bao nhiêu mùa tu hú đi qua thì bà vẫn tần tảo chăm sóc cháu :
”Mẹ cùng cha công tác bận chưa về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Xa rời vòng tay của bố mẹ từ khi còn rất nhỏ, sợ cháu thiếu thốn tình thương, bà càng thương, càng yêu cháu nhiều hơn. Những câu thơ đơn sơ mộc mạc ấy đã nói lên sự tận tụy của bà chăm lo cho cháu. Bên bếp lửa “bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”, bà thường kể cho cháu những câu chuyện về ngày xưa, cả những câu chuyện đời nay để nuôi dưỡng tâm hồn cháu, cho cháu những giây phút bình yên, vui tươi giữa hiện thức gian khổ, nhọc nhằn. Trong kho tàng chuyện ấy, có thể, tuổi thơ của cháu đã ướp đậm vị ngọt ngào của hương cổ tích! Cháu hòa mình vào thế giới nói có cô Tấm thảo hiền, có chàng Thạch Sanh dũng cảm, có mẹ con nhà Cám mưu mô, ác độc và tàn nhẫn, có mẹ con Lý Thông gian xảo, dối trá,...có cái thiện cũng như cái ác. Từ những câu chuyện ấy, bà muốn răn dạy cháu những điều hay, lẽ phải, những bài học quý giá. Chuyện cổ tích mà bà kể vừa đơn giản, vừa dễ hiểu, mà lại vừa sâu sắc, thấm đẫm tình thương. Bà ươm lên và nuôi dưỡng trong những suy nghĩ, tình cảm của cháu ngay từ khi còn thơ dại một mầm cây tốt, đẹp đẽ, sáng ngời, nó là cái gốc để phát triển thành những cành, những hoa, lá, những quả,....sau này! Nhà thơ đang nhớ lại chớt quay sang nói chuyện với bà, tưởng như bà đang ngồi đối diện “bà còn nhớ không bà”. Bà có nhớ những câu chuyện bà vẫn thường hay kể, trên chiếc võng, vừa nghe bà kể vừa mân mê những sợi tóc bạc trên đầu bà. Từ câu chuyện của bà, cháu cảm thấy ngưỡng mộ những anh bộ đội cụ Hồ dũng cảm, xả thân vì dân, vì nước. Tấm lòng bao la chăm chút của bà dành cho cháu được nhà thơ diễn tả qua hàng loạt các động từ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Trong những năm tháng bên bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu học chữ cái, những phép tính đầu tiên trong cuộc đời người cháu. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Các từ “bà - cháu” được điệp lại bốn lần, đan xen như thể hiện sự gắn kết giữa bà và cháu. Hình ảnh người bà như một người cha, người mẹ chăm bẵm cho con mình, cũng như một người thầy dạy bảo học trò, bà cũng là cả một bầu trời yêu thương của người cháu. Bà là sự kết tinh cao quý giữa tình cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần của cháu. Bởi nhà thơ đã từng tâm sự : “Trong cả hai cuộc Kháng chiến, chống Pháp và chống Mỹ, có lẽ vai trò của những người bà, người mẹ, người chị… như thế là không có gì thay thế nổi. Và có thể nói không ngoa rằng chính những con người hiền hoà, nhân hậu, khiêm nhường ấy đã cùng nhau gánh cả cuộc Kháng chiến lên trên đôi vai gầy guộc, bé nhỏ của mình. Tôi tự hào dù chỉ làm được một chút gì an ủi những năm đằng đẵng vất vả, dài dăc ấy của bà, như tiếng chim tu hú cộng hưởng với nỗi cô đơn lo toan của bà, gắng làm cho bà đươc nhẹ nhõm hơn, bớt cảm giác cô đơn, lận đận hơn”.Bà yêu thương cháu, hi sinh vì cháu, người cháu vô cùng biết ơn bà, sự kính trọng bà của người cháu được thể hiện chân thành qua câu thơ :
”Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc “
Cháu lo nghĩ cho bà, nhìn thấy bà cực nhọc, cháu giúp bà nhóm lửa để bạn đỡ đi phần nào mệt nhọc. Chỉ một mình chữ “thương” cũng đủ để gói gọn hết thảy tình thương, sự kính trọng và lòng biết ơn sâu nặng mà bà dành cho cháu. Cho đến tận bây giờ, khi đang du học ở nơi xứ người xa xôi, đang đứng dưới tuyết trời giá lạnh, người cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương, sự vỗ về, chăm sóc của bà. Càng nghĩ về bà, cháu càng thương bà nhiều hơn. Thương bà một mình dưới túp lều tranh siêu vẹo, thương bà ngày ngày một mình nhóm lửa, luôn cầu cho cháu được bình an. Hạnh phúc tưởng chừng nhỏ bé mà lại thiêng liêng và lớn lao nhất trong cuộc đời mỗi con người, là hạnh phúc của gia đình, là phút giây sung sướng đến tột cùng khi được trông thấy đứa con - hình hài yêu dấu - món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho mình - cất tiếng khóc chào đời, là sự mãn nguyện nhất khi có một căn nhà, một tổ ấm - nơi nương tựa vững chãi nhất trong những giây phút bi an, yếu lòng, sau mỗi vấp ngã của cuộc đời - con người ta tìm về để được an ủi, sẻ chia một cách chân thành!Từ tình yêu sâu sắc của mình dành cho bà, tác giả quay sang khẽ trách chim tu hú :
”Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Với việc khéo léo sử dụng câu cảm thán “tu hú ơi!” kết hợp với câu hỏi tu từ, nhà thơ đang trách chim tu hú mãi bay ngoài cánh đồng ca, không đến ở cùng bà cho đỡ cô quạnh, đỡ buồn tủi hay tác giả đang trách sự vô tâm, bất lực của chính bản thân mình? Câu thơ như lời than thở thật tự nhiên, cảm động vô cùng chân thật, thể hiện nỗi nhớ thương da diết người bà của đứa cháu. Thời gian cứ trôi qua, bà vẫn xa đằng đẵng...Cháu đi rồi thì ai sẽ “ cùng bà nhóm lửa “, ai sẽ nghe bà “ kể chuyện những ngày ở Huế “ Nhà thơ Anh Thơ cũng đã từng đồng điệu với những cảm xúc ấy :
“ Con đi dài thương nhớ
Mười năm chưa về quê
Tu hú ơi tu hú
Kêu chi hoài vườn xanh “
( Tiếng chim tu hú – Anh Thơ )
Nỗi lòng của chim tu hú “ Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa “ đâu có khác gì với nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu ở nơi xứ người. Tiếng chim ấy khiến lòng người như trỗi dậy bao hoài niệm, nhớ mong da diết, âm vang trong tim người đọc. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình, châm rãi đầy nhung nhớ đã đưa ta về với tuổi thơ sống bên bà và đầy ắp tình bà cháu của tác giả. Tiếng chim tu hú khép lại khổ thơ mà cứ như xoáy sâu vào tâm trí kẻ xa quê đang dáo dác kiếm tìm những kỉ niệm yêu thương... Âm điệu trong khổ thơ thật da diết, trầm buồn, phù hợp với tâm trạng của thi sĩ: nỗi nhớ quê, nhớ bà da diết, sâu đậm, day dứt... Qua những hồi ức của nhờ thơ, ta thấy được sự thiêng liêng và diệu kì của tình thương gia đình, thứ tình cảm thiêng ấy vượt qua mọi khoảng cách địa lý xa xôi - nước Liên Xô, dù vậy, người cháu vẫn cảm động được hơi ấm từ bà, cảm nhận được cái cay cay của khói bếp và cả những nỗi nhọc nhằn của đời bà nữa, phải yêu, phải nhớ nhiều đến nhường nào thì nhà thơ mới cảm nhận được rõ tới từng cảm giác như vậy!
Từ hình ảnh người bà, đoạn thơ đã khơi dậy suy nghĩ sâu sắc của người cháu phương xa về người bà yêu dấu nơi quê nhà. Sự hấp dẫn của đoạn thơ là sự chân thành trong cảm xúc, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt như biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả. Giọng thơ tha thiết, trìu mến, lắng đọng phù hợp với dòng tâm tư của người cháu trưởng thành khi nghĩ về bà, ngôn ngữ nồng đượm, thấm đẫm chất thơ, không chỉ vậy, nhà thơ còn khéo léo sử dụng hàng loạt các từ tượng hình, các động từ, thành ngữ đan xen với các hình ảnh ẩn dụ. Tất cả những nghệ thuật ấy đã khơi gợi cho người đọc về kỷ niệm thời thơ ấu của tác giả bên người bà kính yêu.
Đoạn thơ là những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ trong dòng hồi tưởng về những kỷ niệm bên bà và bếp lửa. Dù được sáng tác năm 1963, là khoảng cách thời gian xa so với năm cháu được sống bên bà, nhưng những gì nhà thơ thể hiện chân thật biết bao, từ cái cay cay của khói bếp cho tới cái khổ nhọc của hoàn cảnh và cả yêu thương của bà, mọi thứ như dung hòa để làm nên một bức tranh thơ tươi đẹp mà trong đó có bà và cháu đang cùng nhau thắp lên ngọn lửa hồng. Bài thơ “bếp lửa” đã biểu hiện một triết lý thầm kín : những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi con người đều tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
     
 
what is notes.io
 

Notes.io is a web-based application for taking notes. You can take your notes and share with others people. If you like taking long notes, notes.io is designed for you. To date, over 8,000,000,000 notes created and continuing...

With notes.io;

  • * You can take a note from anywhere and any device with internet connection.
  • * You can share the notes in social platforms (YouTube, Facebook, Twitter, instagram etc.).
  • * You can quickly share your contents without website, blog and e-mail.
  • * You don't need to create any Account to share a note. As you wish you can use quick, easy and best shortened notes with sms, websites, e-mail, or messaging services (WhatsApp, iMessage, Telegram, Signal).
  • * Notes.io has fabulous infrastructure design for a short link and allows you to share the note as an easy and understandable link.

Fast: Notes.io is built for speed and performance. You can take a notes quickly and browse your archive.

Easy: Notes.io doesn’t require installation. Just write and share note!

Short: Notes.io’s url just 8 character. You’ll get shorten link of your note when you want to share. (Ex: notes.io/q )

Free: Notes.io works for 12 years and has been free since the day it was started.


You immediately create your first note and start sharing with the ones you wish. If you want to contact us, you can use the following communication channels;


Email: [email protected]

Twitter: http://twitter.com/notesio

Instagram: http://instagram.com/notes.io

Facebook: http://facebook.com/notesio



Regards;
Notes.io Team

     
 
Shortened Note Link
 
 
Looding Image
 
     
 
Long File
 
 

For written notes was greater than 18KB Unable to shorten.

To be smaller than 18KB, please organize your notes, or sign in.